Bệnh ho

Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho

00 days
21 hrs
40 mins
58 secs

 

BỆNH HO
ho cấp tính ở người lớn là nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus cấp tính, còn được gọi là cảm lạnh thông thường và viêm phế quản cấp tính. Viêm phế quản cấp tính thường do virus nhưng nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra bệnh.
Các nguyên nhân gây ho cấp tính phổ biến khác bao gồm viêm mũi xoang cấp tính, ho gà, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, suy tim sung huyết, viêm phổi và thuyên tắc phổi.
Ho bán cấp thường gặp nhất sau nhiễm trùng thứ phát do viêm phế quản hoặc viêm mũi xoang hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus chưa hồi phục.
Ho mạn tính rất khó chẩn đoán, cần thăm khám chuyên khoa để đánh giá nguyên nhân.
Các nguyên nhân có thể bao gồm bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan không do hen, viêm phế quản mạn tính, ho do nhiễm trùng, không dung nạp thuốc ức chế men chuyển, bệnh ác tính, bệnh phổi kẽ, viêm xoang mạn tính.
Tình trạng chảy nước mũi sau một thời gian dài gây kích ứng đường hô hấp trên và gây ho.
Có nhiều loại bệnh bao gồm viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi xoang xuất tiết, viêm mũi xoang nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
1. Viêm mũi xoang cấp tính
Nguyên nhân gây ho chủ yếu là do phản ứng của việc tăng tiết chất nhầy và chảy dịch mũi sau.
Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc của các xoang cạnh mũi, thường có nguyên nhân từ virus nếu bệnh kéo dài dưới 7-10 ngày, nhưng có thể liên quan đến nhiễm vi khuẩn nếu bệnh kéo dài hơn 10 ngày.
2. Ho gà
Một bệnh có triệu chứng lâm sàng đặc trưng bởi những cơn ho dữ dội kịch phát kéo dài vài phút, sau đó người bệnh phát ra tiếng thở hổn hển.
Đây là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis dẫn đến hình thành chất nhầy trong đường hô hấp.
Quá trình nhiễm trùng ho gà kéo dài đến 6 tuần và được đặc trưng bởi 3 giai đoạn bao gồm, giai đoạn khởi phát, giai đoạn kịch phát và giai đoạn hồi phục.
Giai đoạn khởi phát:
Được đặc trưng bởi triệu chứng buồn nôn, hắt hơi, sốt nhẹ, chảy nước mắt và nghẹt mũi.
Giai đoạn kịch phát:
 Xảy ra trong vòng 2 tuần và đặc trưng bởi các đợt ho đặc trưng, sau đó là nôn mửa.
Giai đoạn hồi phục:
Là tình trạng ho mạn tính có thể kéo dài hàng tuần.
Căn bệnh này là một chẩn đoán nghiêm trọng cần được chú ý kịp thời vì có nguy cơ cao gây bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh.
3. Hen suyễn
Là một bệnh phức tạp, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng mạnh với tác nhân kích thích từ môi trường, dẫn đến viêm, tăng tiết chất nhầy, niêm mạc phù nề, làm hẹp và tắc nghẽn đường thở.
4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Là tình trạng phổi bị mất tính đàn hồi và gặp các vấn đề về lưu thông khí, dẫn đến sự phát triển các bệnh nhiễm trùng như viêm phế quản cấp tính và viêm phổi do vi khuẩn.
Khi đợt cấp xảy ra, nhu mô phổi bị viêm và tăng phản ứng dẫn đến co thắt đường thở, làm suy giảm chức năng của phổi.
Điều này gây ra sự tích tụ các chất tiết nhầy có mủ và đặc trong tiểu phế quản và phế nang dẫn đến phản ứng ho.
5. Viêm mũi dị ứng
Là tình trạng viêm niêm mạc mũi thứ phát do dị ứng với các tác nhân từ môi trường như bụi khói, hóa chất, phấn hoa…
Sự kích ứng này dẫn đến tăng tiết chất nhầy và chảy nước mũi sau làm kích thích đường thở gây ra phản ứng ho.
6. Suy tim sung huyết
Là tình trạng bơm máu của tim suy giảm dẫn đến tắc nghẽn mạch máu phổi dẫn đến phù nề và gây ho.
7. Viêm phổi
Viêm phổi có thể do virus hoặc vi khuẩn.
Viêm phổi do virus và vi khuẩn đều dẫn đến viêm và kích ứng đường thở, gây ho do tăng tiết dịch nhầy mủ.
8. Bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi thường có biểu hiện sốt và ho có đờm hoặc ho khan kèm theo sụt cân.
Tình trạng nặng có thể ho ra máu.
9. Viêm phổi hít
Bệnh viêm phổi hít xảy ra khi thanh môn không đóng kín trong khi nuốt.
Điều này cho phép thức ăn hoặc chất lỏng đi vào đường thở, thay vì thực quản dẫn đến viêm phổi hít.
10. Thuyên tắc phổi
Khi một khối thuyên tắc hình thành và đọng lại trong các mao mạch phổi sẽ dẫn đến thuyên tắc phổi. Thuyên tắc phổi sẽ gây ra phản ứng ho dai dẳng.
11. Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến gây ho mạn tính.
Quá trình đẩy dịch axit từ dạ dày lên họng và thanh quản sẽ gây kích thích các thụ thể của thanh quản dẫn đến phản ứng ho.
Tình trạng ho thường nặng hơn vào ban đêm do tư thế nằm của người bệnh khiến axit dạ dày dễ trào lên thực quản gây kích thích niêm mạc họng.
12. Viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan
Là tình trạng tăng phản ứng của tiểu phế quản mà không có dấu hiệu hen suyễn và có thành phần tăng bạch cầu ái toan do hệ thống miễn dịch hoạt động kém.
Tăng bạch cầu ái toan dẫn đến tăng nồng độ các cytokine gây viêm và kích ứng đường thở.
13. Viêm phế quản mạn tính
Là tình trạng ho kéo dài hơn ba tháng liên tục trong hai năm do chất nhầy tiết ra quá nhiều gây bít tắc đường thở.
Ho sau nhiễm trùng xảy ra do tăng độ nhạy cảm của thụ thể ho và tăng phản ứng tạm thời của phế quản trong quá trình hồi phục sau nhiễm trùng phổi nặng.
Điều này có thể liên quan chặt chẽ đến tổn thương biểu mô được phát triển từ bệnh lý ban đầu.
14. Bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản biểu hiện chủ yếu bằng ho, không phải thở khò khè như trong bệnh hen suyễn điển hình.
Các triệu chứng thường gặp là ho không có đờm lặp đi lặp lại, xảy ra cả ngày lẫn đêm và trầm trọng hơn khi vận động, trời lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.
15. Một số bệnh ung thư
Các bệnh ác tính có thể gây ra hàng loạt hiệu ứng như tắc nghẽn hoặc suy yếu đường thở, dẫn đến tích tụ chất nhầy, nhiễm trùng thứ cấp và kích thích ho.
16. Bệnh phổi kẽ
Thuộc các rối loạn gây ra sẹo và xơ cứng mô phổi tiến triển do tiếp xúc lâu dài với các nhân tố nguy hiểm khác nhau, chẳng hạn như amiăng, silicone, bụi than, bức xạ hoặc kim loại nặng.
Công nhân nhà máy điện hạt nhân, công nhân khai thác than, công nhân phun cát hoặc những người làm các công việc tương tự có nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ dẫn đến ho mãn tính.
Một số loại bệnh tự miễn bao gồm viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, viêm đa cơ, hội chứng Sjogren và bệnh sarcoidosis có thể gây ra bệnh phổi kẽ.
17. Chứng ngưng thở khi ngủ
Xảy ra do sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở tạm thời trong khi ngủ.
Sự gia tăng sức cản đường thở này gây ra phản xạ co thắt cơ hoành, cơ ngực và ho để mở đường thở bị tắc nghẽn.
Ngưng thở khi ngủ thường xảy ra ở những người bị tắc nghẽn đường hô hấp, có cơ vùng hầu họng yếu hoặc người béo phì.
18. Viêm xoang mạn tính
Tình trạng viêm và kích ứng kéo dài của xoang và niêm mạc mũi với dịch mủ thứ phát do vi khuẩn gây bệnh thường dẫn đến ho.
Các vi khuẩn dễ phát triển khi nhiễm trùng xoang tái đi tái lại nhiều lần như tụ cầu và các vi khuẩn gram âm khác.
19. Bệnh tâm lý
Đây là hành động ho như một thói quen chứ không phải là một phần của quá trình bệnh.
Kiểu ho này có thể phản ánh một tình trạng tâm lý tiềm ẩn.
Những đối tượng dễ bị ho
Hút thuốc lá, thuốc lá điện tử, dùng chất kích thích;
Bị bệnh mạn tính, đặc biệt là các bệnh liên quan đến phổi hoặc hệ thần kinh;
Bị dị ứng;
Trẻ em do hệ miễn dịch non nớt nên dễ bị mắc các bệnh về hô hấp;
Người già do hệ thống hô hấp suy yếu;
Công nhân làm việc trong các nhà máy hạt nhân, mỏ than, hóa chất…
Các loại ho thường gặp
Có nhiều kiểu ho, người ta có thể mô tả ho theo cách thời gian kéo dài của bệnh hoặc mô tả theo cảm giác hoặc âm thanh khi ho.
Mỗi loại ho có thể phản ánh một tình trạng sức khỏe khác nhau của con người.
Ho cấp tính: Là chứng ho bắt đầu một cách đột ngột và kéo dài từ 2-3 tuần.
Ho bán cấp: Là chứng ho kéo dài từ 3 đến 8 tuần.
Ho mạn tính: Là tình trạng ho kéo dài hơn 8 tuần với những cơn ho kéo dài dai dẳng.
Ho khan: Là một chứng ho mạn tính không có đờm.
Ho có đờm: Là tình trạng ho kèm đờm khiến tiếng ho nghe đặc.
Ho gà: Là những cơn ho dữ dội kịch phát kéo dài đến vài phút sau đó là tiếng thở hổn hển.
Ho thóc: Tiếng ho giống như tiếng sủa có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.
Ho hen: Là một căn bệnh phức tạp do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mạnh với tác nhân kích thích từ môi trường, dẫn đến viêm, tăng tiết chất nhầy và tắc nghẽn, co thắt đường thở.
Ho ra máu: Loại ho này thường gặp ở bệnh lao phổi, ung thư phổi.
Ho khó thở/tức ngực: Tình trạng ho khó thở, đau tức ngực thường là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, thuyên tắc phổi, viêm phế quản.
Ho về đêm: Ho về đêm thường là ho khan hoặc ho có đờm. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng đường hô hấp, hội chứng chảy mũi sau, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, giãn phế quản, ung thư phổi.
Các triệu chứng ho
Tùy vào từng nguyên nhân gây ho mà mỗi loại ho có thể đi kèm với các triệu chứng khác nhau.
Khô cổ họng, miệng
Đau rát hoặc ngứa cổ họng
Nghẹt mũi, chảy nước mũi
Sốt
Chảy nước mắt
Mệt mỏi, đau đầu
Tức ngực, khó thở
Khó nuốt
Hay bị sặc khi ăn
Ợ hơi, ợ chua
Hay khạc nhổ
Thở khò khè
Các phương pháp chẩn đoán ho
Ho kéo dài dưới 2 tuần là ho cấp tính thường do cảm cúm gây ra.
Các loại ho kéo dài trên 3 tuần kèm các triệu chứng tức ngực, khó thở, thể trạng suy nhược hoặc ho ra máu sẽ cần chỉ định thêm các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm.
Chụp X-quang phổi:
Hình ảnh X-quang có thể giúp phát hiện các tổn thương trong phế quản và phổi.
​​Xét nghiệm đờm AFB:
Một mẫu đờm có thể được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích nhằm xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Xét nghiệm này thường được chỉ định trong chẩn đoán lao phổi.
Đo hô hấp ký:
Bệnh nhân có thể được yêu cầu thở vào và thở ra bằng một ống gắn với máy để giúp xác định đường thở có bị tắc nghẽn hay không.
Xét nghiệm này thường chỉ định trong chẩn đoán bệnh hen suyễn hoặc khí phế thủng.
A.Các phương pháp điều trị ho
1. Thuốc chống dị ứng
Có thể sử dụng để làm giảm các triệu chứng tắc nghẽn mũi do dị ứng dẫn đến phải thở bằng miệng gây khô họng và ho.
Không nên dùng thuốc chống dị ứng trong thời gian dài vì có thể gây nhờn thuốc hoặc các tác dụng phụ không tốt cho mũi, họng.
2. Thuốc long đờm
Có thể sử dụng khi có quá nhiều đờm gây bít tắc đường thở.
3. Thuốc ức chế ho
Có thể sử dụng để giảm bớt cơn ho bằng cách làm giảm phản xạ ho.
Các thuốc ức chế được dùng điều trị ho phổ biến như dextromethorphan và guaifenesin.
Ho là một cơ chế bảo vệ cơ bản và đóng một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Việc làm giảm phản xạ ho có thể gây tác động bất lợi đến thời gian khỏi bệnh.
Điều trị ho mạn tính nên cố gắng nhắm vào căn nguyên cơ bản bất cứ khi nào có thể để giảm ho thay vì kìm hãm cơn ho.
4. Thuốc kháng sinh
Nếu ho do nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh phù hợp với mầm bệnh.
Đối với các nguyên nhân gây viêm mãn tính đường hô hấp trên, điều trị kháng sinh liên tục ít nhất 1 tuần bằng kháng sinh thích hợp.
5. Các dung dịch khí dung albuterol và ipratropium dạng hít
Có thể sử dụng với tác dụng giãn phế quản trong đường thở bị co thắt để giảm triệu chứng trong các tình huống khẩn cấp.
6. Steroid dạng hít hoặc thuốc kháng cholinergic
Hai loại thuốc này có thể chỉ định để điều trị ho đối với bệnh đường hô hấp do dị ứng.
7. Điều trị bệnh tim mạch
Nếu ho do chức năng tim, người bệnh cần phải điều trị theo các khuyến nghị tim mạch phù hợp tùy vào các triệu chứng cụ thể của mỗi cá nhân.
8. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản cần được điều trị tích cực bằng cách tránh ăn các chất dễ gây trào ngược như sô cô la, caffeine, rượu và thuốc lá; ngăn ngừa trào ngược dịch vị dạ dày bằng cách kê cao đầu, không ăn trong vài giờ trước khi đi ngủ.
Có thể điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton ở liều lượng tối đa.
9. Điều trị các tình trạng rối loạn thần kinh gây ho
Việc điều trị cơn ho do rối loạn thần kinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không tự ý mua thuốc sử dụng vì có thể gây hệ lụy nguy hiểm.
2.Thuốc điều trị ho
Điều trị là xử trí nguyên nhân.
Có rất ít bằng chứng ủng hộ việc sử dụng thuốc chống ho hoặc thuốc long đờm.
Ho là một cơ chế quan trọng để làm sạch các chất bài tiết từ đường thở và có thể hỗ trợ phục hồi sau nhiễm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Do đó, mặc dù bệnh nhân thường mong muốn hoặc yêu cầu dùng các thuốc giảm ho, nhưng cần thận trọng và chỉ dùng đối với bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp trên, bệnh nhân đã được điều trị theo nguyên nhân nhưng vẫn ho quá nhiều, gây khó chịu cho người bệnh.
Thuốc chống ho có thể chỉ định cho một số bệnh nhân ho mạn tính do phản xạ hoặc do yếu tố tâm lý hoặc những bệnh nhân ho nhiều gây thương tổn niêm mạc phế quản.
Thuốc giảm ho gây ức chế trung tâm ho ở hành não (dextromethorphan và codeine) hoặc gây tê các thụ thể bề mặt của các sợi thần kinh trong phế quản và phế nang (benzonatat).
 Dextromethorphan, một congener của opioid levorphanol, có hiệu quả ở dạng viên nén hoặc xi-rô. 
Codeine có tác dụng chống ho, giảm đau và an thần, nhưng tình trạng phụ thuộc là một vấn đề tiềm ẩn và buồn nôn, nôn, táo bón và dung nạp là những tác dụng bất lợi thường gặp
Các opioid khác (hydrocodone, hydromorphone, methadone, morphine) có đặc tính chống ho nhưng tránh dùng vì có nguy cơ cao gây lạm dụng và phụ thuộc thuốc. 
Benzonatate, một congener của tetracaine có sẵn trong viên nang chứa thuốc nước.
Thuốc long đờm được cho là làm giảm độ quánh của đờm và tạo thuận lợi cho bệnh nhân khạc đờm (ho khạc), mặc dù có những hạn chế, tuy nhiên thuốc long đờm mang lại lợi ích trong hầu hết các trường hợp.
Guaifenesin được sử dụng phổ biến nhất vì nó không có tác dụng bất lợi nghiêm trọng, nhưng có nhiều loại thuốc long đờm, bao gồm bromhexine và dung dịch bão hòa kali iodide (SSKI).
Thuốc long đờm dạng khí dung như acetylcystein, DNase (dornase alfa) và nước muối sinh lý ưu trương thường được dành riêng để điều trị ho tại bệnh viện ở bệnh nhân giãn phế quản hoặc xơ nang.
Đảm bảo cơ thể người bệnh đủ nước và làm ẩm khí thở sẽ giúp bệnh nhân ho khạc đờm dễ dàng hơn, mặc dù không có kỹ thuật nào được kiểm tra nghiêm ngặt.
Điều trị tại chỗ, chẳng hạn như thảo dược từ cây keo, cam thảo, glycerin, mật ong, dung dịch ho hoặc si-rô cherry (demulcents), có thể làm dịu cơn ho, nhưng không có bằng chứng khoa học.
Thuốc kích thích ho (Protussives), được chỉ định trong bệnh xơ nang và giãn phế quản, đối với những bệnh nhân này có rất nhiều đờm và việc kích thích ho đờm có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm sạch đường thở và bảo tồn chức năng phổi.
DNase hoặc nước muối ưu trương kết hợp với liệu pháp vật lý trị liệu và dẫn lưu tư thế để thúc đẩy ho khạc dẫn lưu đờm đễ dàng.
Cách tiếp cận này giúp ích cho bệnh nhân xơ nang nhưng không áp dụng được với hầu hết các nguyên nhân khác của ho mạn tính.
Thuốc giãn phế quản, albuterol và ipratropium hoặc corticosteroid hít, có thể có hiệu quả cho bệnh nhân ho sau nhiễm trùng hô hấp trên và hen phế quản thể ho.
Cách phòng ngừa ho
Khi niêm mạc họng bị kích thích sẽ gây ho. Vì vậy để phòng ngừa ho, tốt nhất cần giữ cho cổ họng khỏe mạnh bằng cách.
Giữ ấm mũi, họng bằng cách mặc ấm, quàng khăn khi thời tiết lạnh; ăn/uống đồ ấm nóng; tránh ăn/uống đồ lạnh.
Hạn chế uống rượu, bia, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
Phòng ngừa các bệnh cảm cúm bằng cách tránh tiếp xúc với người bệnh, tiêm phòng vắc xin, luôn đeo khẩu trang khi tới nơi đông người.
Tránh để mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ho mãn tính.
Tránh để mắc các bệnh về tai mũi họng như viêm xoang, viêm mũi dị ứng… có thể dẫn đến ho.
Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm các tình trạng sức khỏe bất thường và điều trị kịp thời.
Ăn uống điều độ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Đánh răng hàng ngày để bảo vệ răng, miệng và họng khỏi vi khuẩn, virus.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, hoặc cồn sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với đồ vật nơi công cộng.
Tăng cường sức khỏe đường mũi họng, tập các thói quen hàng ngày như.
Súc nước muối ngày 2 lần (lúc thức dậy vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ).
Uống mật ong pha với nước ấm và buổi sáng.
Vệ sinh lưỡi hàng ngày.
Uống các loại trà hoa cúc, trà gừng giàu chất kháng viêm.
Thêm tỏi, gừng vào chế độ ăn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Các thắc mắc thường gặp về ho
1. Ho có lây không?
Nếu ho do nhiễm các loại virus gây bệnh truyền nhiễm như virus cúm A, B, C; virus cúm gia cầm; virus Corona… thì trường hợp này có tính chất lây nhiễm.
Các trường hợp ho do vi khuẩn hoặc là biến chứng của một số bệnh lý như ung thư phổi, trào ngược dạ dày thực quản không phải do vi khuẩn HP thì không lây nhiễm.
2. Khi nào bị ho nên tới bệnh viện?
Thở khò khè;
Sốt trên 38,5 hoặc sốt kéo dài hơn 2-3 ngày;
Ớn lạnh;
Đờm, đặc biệt là đờm có màu vàng, xanh hoặc lẫn máu.
Hãy gọi cấp cứu khi:
Khó thở, phải thở dốc.
Ho ra máu.
Đau tức ngực dữ dội.
3. Mang thai có gây ho không?
Mang thai không gây ho nhưng do khi mang thai, hệ miễn dịch bị suy yếu nên dễ mắc các bệnh về mũi họng, hô hấp hơn bình thường và các bệnh này thường dẫn đến ho.
Bà bầu bị ho còn do sự thay đổi một số hormone trong thai kỳ thể dẫn đến trào ngược axit dạ dày thực quản gây ho.
Cụ thể nếu hormone progesterone vượt quá giới hạn cho phép sẽ không thể ngăn được axit ở dạ dày trào ngược lên họng. Hoặc nồng độ hormone relaxin tăng đột ngột trong thai kỳ cũng có thể gây trào ngược axit dạ dày.
4. Hay bị ho khi đang ăn là bị gì?
Đường hô hấp trên có cấu trúc để ngăn thức ăn hoặc đồ uống đi từ cổ họng vào phổi.
Do một số khuyết tật bẩm sinh có thể khiến thức ăn bị lọt vào phổi, chẳng hạn như khuyết tật nắp thanh quản hoặc chứng khó nuốt (dysphagia).
Chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây ra ho khi đang ăn hoặc sau khi ăn.
Nếu thường xuyên bị ho, sặc trong khi ăn uống, bạn nên tới bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.
5. Nhiễm Covid-19 có gây ho không?
Covid-19 gây nhiễm trùng đường hô hấp với triệu chứng đặc hiệu là ho, khó thở và kèm theo nhiều triệu chứng khác như mất vị giác, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi…
Ho có thể kéo dài vài tuần tới vài tháng sau khi bạn đã điều trị khỏi Covid-19.
6. Ho là dấu hiệu của bệnh gì?
Ho thường là triệu chứng của các bệnh viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư phổi, viêm xoang, hen suyễn, viêm mũi dị ứng.
Các bệnh cảm cúm, Covid-19 cũng gây ho.
7. Ho ra máu là bị gì?
Ho ra máu ở người lớn thường là triệu chứng của các bệnh viêm phế quản, lao, giãn phế quản, hoại tử phổi, áp xe phổi hoặc ung thư phổi.
Ho ra máu ở trẻ em thì thường có nguyên nhân từ nhiễm trùng đường hô hấp dưới hoặc mắc dị vật đường thở.


TIP
Trích 1000 bài thuốc và công trình nghiên cứu – Hội đông y Tp Hà nội – 1000 năm Thăng Long
BÀI SỐ 15          
CHỮA HO
Lê Bá Thản - Số 20 B Hàng Ngang.
Lá rau mơ sao vàng 1 nắm. lá rau mèo sao vàng 1 nắm, củ nghệ bằng 2 ngón tay, lá ngải cứu 1 nắm bốn bát nước sắc còn một bát, hòa với thìa đường chia 2 uống sáng và tối.
Lá hẹ 1 bó bằng 3 ngón tay, cắt ngắn dã nhỏ, chế vào 2 cốc nước để trong cái bát chưng cách thủy chắt lấy nước uống. trẻ em người lớn cũng uống được (trẻ em uống bằng 1/3 hay 1/2 của người lớn).
Phương thuốc này nếu có ho ra máu uống cũng kết quả.

BÀI SỐ 16 CHỮA HO CẢM
Người trình bày:   Lê Ngọc Oanh Số 75 Sinh Từ - Khu Đống Đa.
Lịch sử phương thuốc: Truyền phương của nhân dân. Bản thân áp dụng 5 năm.
Phương thuốc:
1. Hùng hoàng
2. Nước quả chanh
Bào chế:
Chanh quả vắt nước rồi mài Hùng hoàng vào, cho uống.
Liều lượng Hùng hoàng:
Trẻ em dưới 1 tuổi mỗi lần mài độ 2 phân.
Trẻ em dưới 10 tuổi mỗi lần mài độ 3 đến 4 phân tuỳ theo lứa tuổi lớn bé.
Người lớn mỗi lần mài độ 5 đến 6 phân.
Nước chanh vắt tuỳ nghi.
Cách dùng:
Mỗi ngày cho uống 3 đến 4 lần vào buổi sáng, trưa, chiều, tối.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
Chủ trị: Trẻ em ho nóng sốt. Hen suyễn uống cũng hạ cơn.
Không kiêng kỵ.
Không phản ứng.
Nhận xét và phân tích về kết quả:
Đã chữa độ 50 người.
Kết quả 80 %.
 
BÀI SỐ 17 CHỮA HO LAO
Người trình bày: Lê Đình Tuyến - Thổ Khối - Cự Khôi - Gia Lâm.
Lịch sử phương thuốc:
Người thiểu số truyền cho. Bản thân áp dụng 20 năm.
Phương thuốc:
1. Rễ cây chanh (chanh ăn quả sao vàng) : 3 đồng cân
2. Rễ cây độc lực (sao vàng): 3 đồng cân
3. Rễ cây chỉ thiên (sao vàng)  : 3 đồng cân
4. Tầm gửi cây đa lông (sao vàng) : 3 đồng cân
 
BÀI SỐ  18 CHỮA HO
 Trần Văn Lập - Số 233 Hàng Bột - Khu Đống Đa.
1. Thục địa :  20 gr
2. Ý dĩ  :  20 gr
3. Hoài sơn :  20 gr
4. Xuyên quy :  8 gr
5. Mạch môn :  8 gr (bỏ lõi)
6. Bạch thược :  8 gr (sao đen)
 
7. Thiên môn  :  20 gr (bỏ lõi)       
Nếu có ho ra máu thêm:
Trắc bách diệp (sao đen)  :  12 gr
Ngũ vị   :  02 gr
Thuốc sắc 3 nước, mỗi lần cho 3 bát nước sắc cạn còn 1 bát chia đều làm 4 lần uống.
Uống trong 1 ngày hết 1 thang, lúc sắc nên cẩn thận đừng để tắt lửa kéo dài thời gian làm bốc nhiều hơi thuốc.
Mỗi ngày lấy 100 gr (lạng rưỡi ta) Ý dĩ nấu nhừ ăn cả nước lẫn cái vào lúc đói.
Phân tích:
Bài thuốc này đã chữa khỏi nhiều người, có kinh nghiệm lâu năm trên thực tiễn lâm sàng, sở dĩ thu được kết quả là vì chứng ho này thuộc loại ho do Thận âm hư, âm hư thì không kìm được hoả, hoả mệnh môn phù việt làm cho Phế âm hao tổn (hoả khắc kim), và Phế thuộc kim, Thận thuộc thuỷ, Kim sinh thuỷ.
Thận âm hư thì tất nhiên phải cần đến Phế (con hư phải cầu mẹ), như vậy là bản thân Phế đã hư, mà lại phải cứu Thận nên lại càng hư thêm.
Thận thuỷ đã khuy thì không nuôi được Can mộc (thuỷ sinh mộc), do vậy âm can không đủ thì Can hoả cũng bốc lên mà càng làm cho Phế âm càng hao kiệt.
Trong bài thuốc có Thục địa để bổ Thận âm, Đương quy, Bạch thược để bình can dưỡng huyết, Thiên môn, Mạch môn để tư bổ Phế âm, Ngũ vị để liễm phù du hoả, ngoài ra còn chiếu cố đến Tỳ Vị, vì Tỳ Vị thuộc thổ (thổ sinh kim) là mẹ của Phế, tức con bị hư thì bổ mẹ nên gia Hoài sơn và Ý dĩ.
Bài thuốc có tính chất bổ Thận, bình Can, trợ Tỳ dưỡng Phế rất phù hợp với bệnh ho lâu ngày do âm hư hoả động.
Riêng vị Ý dĩ có bổ, nhưng còn có tính hành thuỷ khứ thấp, mà hành thuỷ quá có hao đến tân dịch, nên khi dùng thấy đúng mức thì nên dùng bớt liều lượng.

BÀI SỐ 19
Bài thuốc 3: Háo suyễn thang:
1. Hương phụ :  8 gam
2. Chỉ xác :  8 gam
3. Trần bì  :   8 gam
4. Sa nhân :  8 gam
5. Mộc hương :  4 gam
6. Cam thảo  :   4 gam
7. Xuyên khung   :   8 gam
8. Nhục quế   : 4 gam
Chủ trị:
Khí uất, ngực đau tức, đầy trướng, ho khó thở.
Cách dùng:
Sắc uống.
Gia giảm:
Nếu 6 bộ mạch hoãn nhược gia:
Thương truật 12g.
Nếu ho sát đờm gia:
Qua lâu nhân 10g
Xuyên bối mẫu 10g.

BÀI SỐ 20
 Lương y: Nguyễn Văn Hoạt.
1. Tô tử   :   16 gam
2. Bán hạ :  12 gam
3. Đương quy : 12 gam
4. Cam thảo  :  4 gam
5. Sinh khương   :  3 lát
6. Tiền hồ    :   8 gam
7. Hậu phác  : 8 gam
8. Trần bì  : 12 gam
9. Nhục quế  :  4 gam
Cách bào chế:
Bán hạ chế: Tẩm gừng phơi khô. Hậu phác tẩm gừng phơi khô sao vàng. Trần bì sao vàng. Các vị trên + 1800ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 180ml.
Công dụng:
Giáng khí bình suyễn. Ôn hoá đờm ẩm.
Cách dùng:
Ngày uống 1 thang chia đều 3 lần, uống lúc còn ấm.

BÀI SỐ 21
Tô diệp : 100gam
Trần bì : 5g
Chỉ xác: 3g
Tang bì : 5g
Túc xác : 3g
Các vị sao vàng, tán nhỏ rây kĩ. 
Người lớn: ngày uống 3 lần, mỗi lần 1
Trẻ em : dưới 15 tuổi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1/2 trống cân

BÀI SỐ 22 CHỮA HEN.
 Lương y: Nguyễn Quang Tân.
 Bắt 1 con rắn thằn lằn nướng ăn, sau đó cho uống như sau:
Tầm gửi cây suối sao vàng uống 100gam.
Tiếp lại cho ăn 1 con thằn lằn nướng nữa.
Sau đó cho uống bài thuốc tán:
Qua lâu : 100g
Chỉ thực : 100g
Cam thảo: 100g
Cát cánh : 100g
Hoàng cầm : 100g
Bạch quả : 100g
 Sao tán, cho uống mỗi lần 1 với nước chín.

BÀI SỐ 23 CHỮA HO HEN VÀ SỐT
Đăng Trần Trù.
1. Lá chanh già sao vàng: 1 nắm to.
2. Diếp cá : 1 nắm to.
3. Tang bì sao vàng : 1 nắm to.
4. Tơ hồng đồ chín phơi khô: 1 nắm to. 
5. Phù phi 1 ít ( sung phụ ) sắc uống.

BÀI SỐ 24  - HO HỌNG HẠT - LOẠI BỆNH THUỘC HÀN
Nguyễn Hữu Gián - Yên Vĩnh - Kim Chung - Hoài Đức
Lịch sử phương thuốc:   Gia truyền 7 đời họ Nguyễn.
Bài thuốc:
1. Cát sâm: 6g
2. Trích thảo : 4g
3. Mạch nha  : 20g
Các vị tán bột mịn, bảo quản tốt.
Cách sử dụng; Tác dụng:
Ho lâu ngày ho nhiều về đêm, thời tiết lạnh ho nhiều, uống kháng sinh liều cao không khỏi càng ho thêm.
Tác dụng chính: Kiện tỳ bổ phế.
Liều dùng:
Người lớn 30 gam 1 ngày, pha với nước nóng để nguội chia làm 2 lần trong 1 ngày.
Chỉ định:
Chữa ho lâu ngày, mạch trầm nhược, ho không sốt, ngứa cổ họng không đỏ nhưng có hạt.
Chống chỉ định:
Ho có kèm theo sốt cao, họng đỏ, mạch phù khẩn.
Phương pháp hộ lý:
Bệnh ho này thuộc hàn chứng, hư chứng nên khi uống thuốc cần nhắc bệnh nhân
Không được tắm gội buổi tối hoặc tắm gội nước lạnh.
Kiêng những thức ăn tanh và chua như tôm, cá mè, các loại cá không có vảy.
Các loại rau thuộc hàn tính như rau ngót, giá, đậu phụ sống hoặc nước đậu nành.
Thời gian uống thuốc đạt hiệu quả cao
Bệnh nhân nam 7 ngày liền
Bệnh nhân nữ 9 ngày liền
Sau đó khám lại và có phương hướng tiếp theo.

BÀI SỐ 25
Lương y Nguyên Văn Hoạt - Đông Sơn - Chương Mỹ
 1. Thành phần bài thuốc:
Tô diệp : 100g
Trần bì : 50g
Tang bạch bì : 50g
Túc xác : 30g
Chỉ xác : 30g
2. Công năng - Tác dụng:
Phát tán phong hàn, thanh nhiệt nhuận phế, hạ khí hóa đờm, liễm phế chỉ khái, giảm đau tức ngực, táo thấp điều khí, lợi tiểu giải độc.
3. Chủ trị:
Ho khan, ho đờm loãng do nhiễm phong hàn.
4. Cách sử dụng và liều lượng:
Các vị thuốc trên sao vàng tán mịn, đóng chai hoặc túi nylon để bảo quản dùng dần.
Người lớn mỗi ngày dùng 15g chia uống 3 lần.
Trẻ em dưới 15 tuổi mỗi ngày dùng 4g chia uống 2 lần.
 

Danh mục: Đông y điều trị Từ khóa: