Đông y - Viêm tiền liệt tuyến
Nhanh lên! Chỉ còn 49 mặt hàng trong kho
00 days
21 hrs
40 mins
58 secs
VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT
Viêm tuyến tiền liệt tiếng Anh là Prostatitis, đây là một thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng mắc bệnh nhiễm trùng tại vị trí tuyến tiền liệt.
Tuyến tiền liệt cụ thể là một cấu trúc của hệ tiết niệu - sinh dục, đặc biệt là chỉ có ở nam giới.
Tuyến này nằm ở dưới bàng quang, nó bao bọc xung quanh niệu đạo sau với trọng lượng vào khoảng 20gr.
Vai trò của tuyến này là tiết ra dịch trong tinh dịch cũng như là hỗ trợ phóng tinh ở nam giới.
Bệnh được chia làm ba loại:
Viêm cấp tính do vi khuẩn
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn
Viêm không do vi khuẩn.
Đối tượng mắc bệnh sẽ nằm ở độ tuổi trung niên khoảng 50 tuổi (hoặc trẻ hơn là 40 tuổi) và những người có yếu tố rủi ro sau:
Tiền sử từng bị mắc bệnh.
Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bộ phận sinh dục (do hẹp bao quy đầu)
Hội chứng suy giảm hệ miễn dịch.
Đặt ống thông tiểu.
Từng sinh thiết.
Uống ít nước
Hay bị mất nước.
Làm công việc hay chấn động, rung lắc.
Áp lực tâm lý.
Viêm tuyến tiền liệt ở nữ có hay không?
Thông thường thì theo những kiến thức liên quan đến cấu tạo sinh học của cơ thể người, tuyến tiền liệt là một cơ quan chỉ tồn tại ở nam giới.
Hiện nay, các chuyên gia y học cũng như các bác sĩ đã nhận định rằng, ở cơ thể của nữ giới cũng tồn tại những mô, tuyến mà chúng sẽ phát triển quanh khu vực niệu đạo tương tự như ở vị trí tuyến tiền liệt của nam giới.
Tên khoa học của những mô tuyến này gọi là Paraurethral hoặc là Skene.
Thực tế, nữ giới có xuất hiện rất nhiều những điểm tương quan giữa tuyến Skene và tuyến tiền liệt ở nam giới về mặt cấu tạo sinh học và mặt vị trí của cơ quan.
Cả hai loại tuyến này đều chứa đựng các kháng nguyên, đặc biệt là lại loại PSAp và PSA (cụ thể là các enzyme thể hiện lên sức khỏe của tuyến này).
Tuyến Skene ở nữ giới còn được biết đến với cái tên là tuyến tiền liệt nữ.
Tuyến này chỉ dừng lại ở mức độ cụ thể là mô tuyến tồn tại xung quanh ống tiết niệu và là có điểm xuất phát ngay tại bàng quang.
Chức năng chính của loại mô tuyến này sẽ là tiết dịch nhầy cho nữ giới trong quá trình quan hệ tình dục, góp phần tạo khoái cảm.
Cũng giống như nam giới, mô tuyến này ở nữ giới hoàn toàn có khả năng bị viêm nhiễm.
Viêm tiền liệt tuyến ở nữ sẽ được liệt kê chung cùng với tình trạng bệnh viêm đường tiết niệu hoặc là nhiễm trùng đường tiểu.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng viêm ở tuyến tiền liệt ở nữ là bởi vì người bệnh bị nhiễm vi khuẩn E.coli hoặc cũng có thể là do nấm, tạp trùng, vi khuẩn khác gây ra.
Nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến tiền liệt
Do tình trạng bệnh này có 3 loại nên cũng sẽ có những nguyên nhân viêm tiền liệt tuyến khác nhau liên quan đến việc gây nên các loại viêm này.
Viêm nhiễm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn
Đây là tình trạng các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào tuyến qua các con đường:
Nhiễm khuẩn từ niệu đạo.
Thông qua đường tiểu.
Sinh hoạt tình dục không an toàn.
Nhiễm trùng qua máu (ít gặp).
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn
Tình trạng mãn tính này do sự viêm nhiễm đã kéo dài lâu kèm theo những cơn đau từng đợt không thường xuyên.
Vi khuẩn chủ yếu gây nên bệnh này là E-coli, ngoài ra còn có các loại khác nhưng ít gặp hơn như:
Vi khuẩn Lậu, Gonocoque, Proteus, nấm Mycoplasma,...
Viêm nhiễm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn
Đây là tình trạng khó xác định cụ thể của bệnh này.
Vì các triệu chứng của bệnh sẽ tương tự với những tình trạng cấp tính và mãn tính nhưng khi xét nghiệm không có vi khuẩn.
Các nguyên nhân khác
Hệ miễn dịch:
Hệ thống này phản ứng lại với việc nhiễm trùng ở đường tiết niệu sẽ gây nên tình trạng viêm ở cơ quan này.
Tổn thương từ các thủ thuật:
Những người từng bị chấn thương do vận động hay thực hiện các thủ thuật (đặt ống thông tiểu, sinh thiết,...) liên quan đến cơ quan tuyến tiền liệt hoặc các bộ phận xung quanh (bàng quang, tiết niệu,...) cũng sẽ gặp tình trạng viêm.
Triệu chứng của bệnh viêm tuyến tiền liệt
Những dấu hiệu của bệnh này tùy theo nguyên nhân gây viêm và tình trạng bệnh sẽ có sự khác nhau. Nhưng các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất phải kể đến như:
Khi vệ sinh tiểu tiện có sự đau rát.
Khó khăn khi đi tiểu, lượng nước tiểu nhỏ giọt và ngập ngừng không dứt.
Hay đi tiểu đêm và nhiều lần.
Cảm giác buồn tiểu liên tục.
Nước tiểu có màu đục (đôi khi có máu).
Đau bụng, vị trí bẹn và lưng dưới, khu vực dưới chậu như ở giữa bìu, trực tràng, dương vật, tinh hoàn. Đặc biệt khi xuất tinh có dấu hiệu đau đớn.
Ở giai đoạn cấp tính sẽ có các triệu chứng cụ thể như sốt rét giống như bị cúm, phần tuyến tiền liệt, thắt lưng bị đau rát, đái dắt. Đôi khi nước tiểu, tinh dịch có lẫn máu và đặc biệt đau khi xuất tinh.
Tình trạng mãn tính thì lại phát triển chậm hơn và ít sự nguy hiểm.
Bệnh nhân thường chỉ có biểu hiện của viêm tuyến tiền liệt như:
Sốt nhẹ và chủ yếu đi tiểu đêm kèm những triệu chứng đau của viêm tuyến tiền liệt, nhưng bệnh sẽ kéo dài hơn 3 tháng.
Một số bệnh nhân không hề có bất kỳ triệu chứng gì cả nhưng khi đi khám sức khỏe lại vô tình phát hiện ra bệnh.
Viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Tình trạng mãn tính hoặc cấp tính có khả năng rằng sẽ gây nên nhiều biến chứng có liên quan đến sức khỏe của người bệnh như:
Nhiễm trùng máu
Viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn.
Áp xe ở tuyến tiền liệt.
Nhiễm trùng có thể lan đến các vùng lân cận xung quanh như xương chậu, xương sống.
Rối loạn chức năng của cơ quan tình dục.
Những thay đổi trong các cơ quan tình dục có thể gây vô sinh.
Gây lo lắng, trầm cảm.
Trong những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Cách chẩn đoán bệnh viêm nhiễm tuyến tiền liệt
Các bác sĩ nam khoa sẽ thăm khám và yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số việc xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt để hỗ trợ việc chẩn đoán tình trạng bệnh được chính xác.
Thăm khám bằng tay
Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng ngón tay thăm khám qua trực tràng để kiểm tra, đánh giá mật độ, khả năng đàn hồi, kích thước của tuyến tiền liệt.
=>Giúp bác sĩ biết được tình trạng viêm là nặng hay nhẹ.
Xét nghiệm nước tiểu
Giúp phát hiện được vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm ở tuyến tiền liệt.
Cấy nước tiểu và dịch niệu đạo
Trong trường hợp vi khuẩn gây bệnh chưa xác định rõ ràng, các bác sĩ sẽ lấy vi khuẩn từ mẫu nước tiểu hoặc chọc hút lấy mủ dịch ở tuyến tiền liệt đem nuôi cấy ở phòng thí nghiệm.
Giúp xác định được nguồn vi khuẩn tác nhân gây viêm nhiễm trùng và đưa ra kháng sinh đồ trị liệu phù hợp.
Nội soi bàng quang
Phương pháp này giúp khảo sát đường tiểu dưới để chẩn đoán, theo dõi, đánh giá tình trạng phát triển của bệnh này.
Nội soi cũng giúp phát hiện được ổ áp xe của tuyến tiền liệt.
Chụp cộng hưởng từ
Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho phép khảo sát, đánh giá viêm tuyến tiền liệt một cách toàn diện.
Chỉ định người bệnh thực hiện thêm việc đo niệu động học, xét nghiệm máu để tìm ra kháng nguyên đặc hiệu phục vụ cho pháp đồ điều trị được chính xác nhất.
Cách điều trị viêm tuyến tiền liệt
Trên thực tế thì viêm tiền liệt tuyến không phải dạng quá phức tạp và nguy hiểm.
Người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh theo đúng phác đồ để điều trị.
Mục đích diệt sạch các loại vi khuẩn, ngăn ngừa việc tái phát bệnh và việc kháng thuốc của vi khuẩn.
Thuốc chống viêm, giảm đau để làm giảm các triệu chứng đau, sốt khó chịu của bệnh.
Thuốc chẹn Alpha:
Đây là nhóm thuốc nhằm giãn các cơ tuyến tiền liệt, bàng quang để làm triệu chứng tiểu buốt, nhiều lần, són được giảm bớt.
(Lưu ý cân nhắc khi sử dụng với người huyết áp thấp và đang dùng thuốc hạ huyết áp do nhóm thuốc này cũng có tác dụng hạ huyết áp).
Đối với trường hợp dùng thuốc kháng sinh không đáp ứng, bác sĩ sẽ chỉ định làm các cuộc phẫu thuật để mổ áp xe, giải phóng bàng quang tắc nghẽn, loại bỏ sẹo do viêm gây nên.
Vì đây là bệnh nhiễm trùng nên việc viêm tuyến tiền liệt có tự khỏi không là điều không thể.
Cách đề phòng bệnh viêm tuyến tiền liệt
Đời sống sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn.
Không được nhịn tiểu trong cả một thời gian dài, cách tốt nhất là nên đi tiểu ngay khi bạn có nhu cầu.
Phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày và luôn phải giữ cho khu vực này được khô ráo, sạch sẽ.
Bổ sung cho cơ thể đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
Hạn chế tình trạng ngồi lâu.
Không được mặc đồ bó sát một cách thường xuyên và cần luôn thay đồ lót cũng như là mặc đồ lót thấm hút tốt, thoáng khí.
Tránh vận động mạnh gây tổn thương đến tuyến tiền liệt.
TIP
CÁC LOẠI THUỐC TRỊ VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT HIỆN NAY VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Thuốc kháng sinh như doxycyclin, trimethoprim,... được sử dụng trong viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn.
Việc sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào loại vi khuẩn và phổ kháng khuẩn.
Hầu hết bệnh nhân điều trị bằng thuốc dùng đường uống, tuy nhiên có thể dùng đường tiêm để ức chế vi khuẩn nhanh chóng.
Thuốc chẹn alpha:
Có tác dụng làm giãn cơ các tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, giúp tăng dẫn lưu đường tiểu.
Giúp cải thiện triệu chứng đau rát, tiểu rắt, tiểu nhiều lần,...
Thuốc giảm đau, chống viêm:
Như paracetamol, ibuprofen, diclofenac,... sử dụng để giảm các triệu chứng đau nhức, tăng thân nhiệt. Đâu là nhóm thuốc có tác dụng giảm triệu chứng.
Cụ thể, các loại thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt hiện nay:
Cotrimxazon
Là một sản phẩm với thành phần chính là Sulfamethoxazole và trimethoprim, được sử dụng để điều trị các bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.
Chỉ định:
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Liều dùng:
Người lớn: 1 viên, 3 lần/ngày, trong vòng 10 ngày.
Tác dụng phụ:
Một số tác dụng phụ thường gặp như:
Sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm lưỡi, ngứa, nổi mày đay, viêm màng não vô khuẩn, vàng da, ứ mật, tăng kali huyết,...
Chống chỉ định:
Không nên sử dụng thuốc trong một số trường hợp như:
Suy thận nặng mà không giám sát nồng độ thuốc trong huyết tương.
Người bệnh được xác định thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic.
Mẫn cảm với sulfamid hoặc trimethoprim.
Trẻ dưới 2 tuổi.
Doxycyclin
Là một loại thuốc với thành phần chính là kháng sinh doxycyclin được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn Gram dương, Gram âm, gây ra các bệnh viêm đường niệu, viêm tuyến tiền liệt.
Chỉ định:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với các chủng Klebsiella, E. coli, Streptococcus faecalis và các loại vi khuẩn khác.
Liều dùng:
Sử dụng theo đúng liều lượng trong đơn thuốc.
Liều 200mg/ngày.
Nên uống với nhiều nước trước khi đi ngủ vào buổi tối để làm giảm khả năng gây kích ứng dạ dày.
Tác dụng phụ:
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như:
Sốc phản vệ, phù mạch, khó thở, viêm da, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, rối loạn nội tiết, nhức đầu, ù tai, đau cơ khớp, tăng men gan,...
Chống chỉ định:
Không nên sử dụng thuốc doxycyclin trong một số trường hợp sau:
Quá mẫn với doxycyclin.
Trẻ em dưới 12 tuổi.
Phụ nữ có thai, cho con bú.
Terazosin
Terazosin với thành phần chính là terazosin, một dẫn xuất của quinazolin, có tác dụng chẹn thụ thể alpha 1 - adrenergic sau synap.
Terazosin làm giảm kháng lực của mạch máu ngoại biên và hạ huyết áp do giãn mạch.
Chỉ định:
Điều trị tăng huyết áp nhẹ đến trung bình.
Điều trị chứng tắc nghẽn đường tiểu do phì đại tuyến tiền liệt lành tính.
Liều điều trị:
Liều ban đầu:
1mg/lần/ngày, vào giờ đi ngủ.
Có thể tăng liều lên gấp đôi vào mỗi 1 hoặc 2 tuần.
Liều duy trì 5 - 10 mg/lần/ngày.
Việc điều trị nên được bắt đầu bằng cách sử dụng liều 1mg/lần/ngày trong 1 tuần đầu, sau đó tăng lên 2 mg/lần/ngày trong tuần 2 và 3, tăng lên 5 mg/lần/ngày trong tuần 4.
Đánh giá đáp ứng điều trị sau 4 tuần.
Tác dụng phụ:
Một số tác dụng phụ thường gặp như:
Choáng váng, chóng mặt, nhức đầu, suy nhược, mệt mỏi, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, viêm xoang, buồn nôn, liệt dương,...
Chống chỉ định:
Quá mẫn với terazosin hoặc dẫn xuất của quinazolin.
Ngất xỉu trong hoặc sau khi tiểu tiện.
Tamsulosin
Là một thuộc đối kháng chọn lọc alpha - 1 adrenergic, có tác dụng làm tăng tốc độ chảy tối đa của nước tiểu, giảm tắc nghẽn bằng cách giãn cơ trơn ở tuyến tiền liệt và niệu đạo, từ đó cải thiện các triệu chứng về bài tiết.
Chỉ định:
Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
Liều lượng:
Người lớn:
0,4 mg, 1 lần/ngày. Có thể tăng lên 0,8mg, 1 lần/ngày để cải thiện tốc độ dòng nước tiểu và cải thiện triệu chứng.
Nếu gián đoạn, bắt đầu lại với liều 0,4 mg, 1 lần/ngày.
Tác dụng phụ:
Một số tác dụng phụ thường gặp như:
Chóng mặt, rối loạn xuất tinh, ho, khàn giọng, đi tiểu đau, khó tiểu, nhức đầu, đánh trống ngực, hạ huyết áp tư thế, phù mạch, hội chứng Stevens - Johnson, cương đau dương vật,...
Chống chỉ định:
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Ngoài ra còn một số thuốc trị viêm tuyến tiền liệt khác như:
Viên uống Saw Palmetto Plus
Thành phần chính như dầu cây cọ Palmetto, dầu hạt bí ngô, dầu hạt nam việt quất.
Công dụng:
Cảm trở quá trình chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone, giúp tăng cường tuyến tiền liệt.
Làm chậm quá trình rụng tóc, tăng cường sức khỏe tiết niệu.
Điều hòa testosterone.
Cách sử dụng thuốc trị viêm tuyến tiền liệt hiệu quả
Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia, rượu do có khả năng gây kích ứng bàng quang và tuyến tiền liệt.
Nên uống nhiều nước.
Không nên ngồi nhiều, đạp xe do làm tăng áp lực lên tuyến tiền liệt.
Bổ sung kẽm trong thời gian sử dụng kháng sinh.
Hạn chế uống rượu, cà phê hoặc các sản phẩm có tính acid.
Không được tự ý ngưng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Nên thăm khám và điều trị tại các cơ sở uy tín.
Nên tập thói quen xuất tinh 3 lần/ngày hoặc quan hệ tình dục trong khi điều trị bệnh bằng kháng sinh để đạt được hiệu quả cao hơn.
Đối tượng sử dụng thuốc trị viêm tuyến tiền liệt
Nhóm đối tượng thuộc đối tượng nguy cơ có khả năng bị viêm tuyến tiền liệt như:
Nam giới trẻ tuổi hoặc trung niên, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn bàng quang, niệu đạo, chấn thương âm hộ, đã từng sinh thiết tuyến tiền liệt và nhiễm HIV/AIDS.
Người có tiền sử bị viêm tuyến tiền liệt trước đó.
Người bị nhiễm khuẩn hệ tiết niệu hoặc bộ phận sinh dục.
Người sử dụng ống thông tiểu để dẫn lưu bang quang.
TIỀN LIỆT TUYẾN VIÊM
( 前 列 腺 炎 - Prostatitis)
Viêm tiền liệt tuyến là bệnh rất thường gặp ở tuổi thành niên, có phân ra cấp và mạn tính.
Viêm tuyến tiền liệt cấp có triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, kèm theo sốt, thuộc chứng Nhiệt lâm.
Viêm tuyến tiền liệt mạn biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, vùng hội âm, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần, niệu đục trắng, thuộc phạm trù chứng tinh trọc, lao lâm.
Trên lâm sàng gặp nhiều chứng mạn tính.
Nguyên Nhân
Theo YHHĐ thì viêm tuyến tiền liệt thường là thứ phát của các chứng viêm niệu đạo, viêm tinh nang, viêm mào tinh hoàn hoặc viêm các vùng lân cận trực tràng.
Vi khuẩn gây bệnh thường là các loại tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn đại trường và trực khuẩn loại bạch hầu.
Những yếu tố dẫn đến bệnh thường là cơ thể cảm lạnh, rượu chè quá mức, chấn thương vùng hội âm, phòng dục quá độ v v…
Theo YHCT, viêm tuyến tiền liệt cấp là do cảm nhiễm độc tà, thấp nriệt hạ chú gây kinh lạc tắc, khí huyết ứ trệ, bàng quang khí hóa rối loạn.
Viêm tuyến tiền liệt mạn là do phòng dục quá độ làn tổn thương tinh khí gây nên thận khí suy yếu, thấp nhiệt tà xâm lấn, hoặc do ngày thường rượu chè quá mức làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, thấp nhiệt sinh ra ở bên trong, dồn xuống dưới khiến cho kinh lạc bị trở, khí huyết ứ trệ gây nên
Triệu Chứng Lâm Sàng
+ Viêm Tuyến Tiền Liệt Cấp :
Phát bệnh cấp, đột nhiên xuất hiện tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, bệnh nặng thì tiểu có máu, sau tiểu có nhỏ giọt, kèm theo các triệu chứng như sốt sợ lạnh, đau đầu và thân mình.
Bệnh nhân có cảm giác vùng hội âm đầy tức đau trụy xuyên vùng cùng cụt, dương vật và phía trong đùi.
Khám đường hậu môn phát hiện tuyến tiền liệt sưng to đầy, ấn đau.
Nước tiểu có nhiều hồng cầu, bạch cầu, dịch tuyến tiền liệt có mủ (tế bào mủ).
+ Viêm Tuyến Tiền Liệt Mạn Tính :
Triệu chứng đa dang, thường có các biểu hiện sau :
. Tiểu không thông lợi, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, tiểu xong nhỏ giọt, cảm giác còn muốn tiểu, niệu đạo ngứa, chảy chất dịch trắng đục, có lúc tiểu ra máu hoặc lẫn tinh dịch (hiện tượng bao tinh viêm).
. Đau âm ỉ vùng hội âm, trực tràng xuyên vùng cùng cụt, bên trong đùi và bụng dưới.
. Giảm tìh dục, di tinh, tảo tinh, tiết tinh, liệt dương.
. Tinh thần suy nhược, mất ngủ, váng đầu, chóng mặt, mệt mỏi, u uất...
Kiểm tra trực tràng phát hiện tuyến tiền liệt to cứng, mặt trơn hoặc có cục cứng, to nhỏ không bình thường, ấn đau, có thể nhỏ do xơ cứng. Kiểm tra dịch tuyến tiền liệt có nhiều bạch cầu.
Chẩn Đoán Phân Biệt
1. Viêm đường tiểu :
Kiểm tra nước tiểu bằng kính hiển vi và trực tràng để phân biệt.
2. Lao Tuyến Tiền Liệt :
Triệu chứng lâm sàng không rõ rệt, sờ tuyến tiền liệt thường có cục, có triệu chứng tiểu ra máu từng đợt và có tiền sử bệnh lao.
3. Ung Thư Tuyến Tiền Liệt :
Khám dịch tuyến tiền liệt phát hiện tế bào ung thư hoặc sinh thiết phân biệt.
Biện Chứg Luận Trị
+ Thấp Nhiệt Hạ Chú :
Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, đường tiểu có cảm giác nóng bỏng, nước tiểu vàng đục, đau vùng hội âm, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Hoạt Sác hoặc Nhu Sác.
Thường gặp trong viêm tuyến tiền liệt cấp hoặc mạn tính cấp diễn.
Điều trị :
Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc.
Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang, Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm gia giảm.
+ Khí Huyết Ứ Trệ :
Đau âm ỉ vùng hội âm, bụng dưới, tuyến tiền liệt sờ thấy nhỏ cứng, cảm giác đau trụy tinh hoàn hoặc tiểu ra máu, nước tiểu có lẫn tinh dịch, lưỡi tím, mạch Trầm Sáp.
Điều trị:
Hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, đạo trệ.
Dùng bài Tiền Liệt Tuyến Viêm Thang.
(Đơn sâm, Nhũ hương, Một dược, Bạch chỉ, Trạch tả, Xích thược, Vương bất lưu hành,
Bồ công anh, Đào nhân, Hồng hoa, Thanh bì, Xuyên luyện tử, Tiểu hồi).
+ Âm Hư Hỏa Vượng :
Lưng gối nhức mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, di tinh, liệt dương, người gầy, miệng khô, họng khô, lười đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị:
Tư dưỡng thận âm, thanh dư nhiệt. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Thang.
+ Thận Dương Hư :
Sắc mặt tái nhợt, lưng gối lạnh, liệt dương, tảo tinh, tiết tinh.
Điều trị :
Ôn bổ thận dương. Dùng bài Quế Phụ Bát Vị Hoàn.
Ngoại Khoa
. Thuốc Ngâm :
Dùng nước sắc thứ 3 của thang thuốc cho thêm vào 1 nắm lá thuốc thanh nhiệt giải độc như Bồ công anh, Lá diếp cá, Kim ngân hoa... sắc nước vừa đủ để ngâm.
Trước lúc ngâm nên chuẩn bị 1 phích nước sôi 2,5 lít để lúc nước ngâm nguội cho thêm nước sôi vào vừa đủ ấm để ngâm được đúng 10 phút đến 20 phút; mỗi ngày có thể ngâm 1 ~ 2 lần, đối với thể cấp có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, đối với thể mạn tính có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, hóa ứ;
Hoặc dùng nước nóng chườm vùng hội âm 30 phút mỗi tối trước lúc ngủ, mỗi liệu trình 20 ngày.
. Thuốc Nhét:
Dùng hoa cúc dại giã nát, vo viên, nhét hậu môn, mỗi ngày 1-3 lần.
Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
. Đối với viêm mạn tính :
Dùng phương pháp xoa bóp tiền liệt tuyến có thể làm gia tăng tuần hoàn tại chỗ, giúp tiết viêm, chống xơ cứng. Không dùng trong trường hợp cấp tính.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Long Bế Tán (Trung Y Tạp Chí 1982 : 7): Xuyên sơn giáp (sao) 60g, Nhục quế 40g.
Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g, uống với nước pha mật ong.
20 ngày là một liệu trình.
Tác dụng: Ôn dương, thông lạc, tán kết.
Trị tiền liệt tuyến sưng to.
Đã trị 45 ca, bình quân uống 44 ngày. Khỏi hoàn toàn 23 ca, có chuyển biến 13 ca, không hiệu quả 3 ca. Tỉ lệ khỏi 93,3%.
+ Trương Chính Đại báo cáo dùng phương pháp hoạt huyết hóa ứ hợp với thanh nhiệt, giải độc trị 108 ca tiền liệt tuyến viêm mạn.
Dùng Vương bất lưu hành25g, Xích thược 15g, Nguyên hồ sách 15g, Mộc thông 10g, Cam thảo 5-10g, Hoàng bá 25g, Bại tương thảo 25g, Bồ công anh 25g, Đan sâm 15g, Xuyên sơn giáp 15g, Tạo giác thích 15g. Nếu thuộc dạng âm hư thêm Quy bản, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử để bổ Thận âm.
Nếu dương hư thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Ba kích thiên để giúp cho thận dương.
Kết quả đạt 90% (Trương Chính Đại, Tân Trung Y 1981 (1) : 32).
+ Ngô Tuệ Mẫn dùng dịch chiết Tỏi chích để trị viêm tiền liệt tuyến mạn.
Dùng dịch chiết Tỏi 5 ‰ (gồm 15‰ dầu Tỏi) chích vào vùng hội âm.
Mỗi lần 2ml, cách ngày chích một lần, tổng cộng 20 lần. Trị 79 ca, khỏi 9, kết quả ít 30, có tiến bộ 34, không kết quả 6 (Ngô Tuệ Mẫn, Trung Hoa Lý Liệu Ung Chí 1982, 5 (1) : 61).
+ Từ Phúc Thái dùng phép hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, dùng bài thuốc kinh nghiệm Vương Bất Lưu Hành Thang trị viêm tiền liệt tuyến mạn thể huyết ứ có hiệu quả cao.
Bài thuốc gồm: Vương bất lưu hành, Xích thược, Nguyên hồ, Đan sâm, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích, Đào nhân, Hồng hoa, Tam lăng, Nga truật, Xuyên khung, Ngưu tất, Đơn bì) (Từ Phúc Thán, Thượng Hải Trung Y Dược Ung Chí 1987, (1) : 12).
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp :
Thường lan truyền do các bệnh nhiễm khuẩn niệu đạo, viêm bàng quang, viêm mào tinh hoàn, v.v... vì vậy, cần tích cực điều trị các bệnh nhiễm khuẩn vùng kế cận.
2. Bệnh viêm tiền liệt tuyến mạn :
Thường lao động quá sức hoặc phòng dục quá độ nên cần chú ý điều độ trong sinh hoạt.
3. Cần chú ý :
Vệ sinh ăn uống, không ăn nhiều chất cay nóng, chất kích thích, hạn chế rượu, thuốc lá.
Nên uống nhiều nước, tiểu nhiều có thể giúp chất dịch tiền liệt tuyến bài tiết dễ dàng. Người cao tuổi ăn chế độ nhiều rau và trái cây, ăn cà chua mỗi ngày.
4. Giảm bớt thời gian đi xe đạp, nên ngồi ghế mềm để giảm bớt lực đè lên tiền liệt tuyến và tránh ngồi quá lâu để cho tuần hoàn vùng hội âm lưu thông dễ dàng.
Đối với người bệnh viêm tiền liệt tuyến, cần nên đi lại vận động nhiều.
Viêm tuyến tiền liệt tiếng Anh là Prostatitis, đây là một thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng mắc bệnh nhiễm trùng tại vị trí tuyến tiền liệt.
Tuyến tiền liệt cụ thể là một cấu trúc của hệ tiết niệu - sinh dục, đặc biệt là chỉ có ở nam giới.
Tuyến này nằm ở dưới bàng quang, nó bao bọc xung quanh niệu đạo sau với trọng lượng vào khoảng 20gr.
Vai trò của tuyến này là tiết ra dịch trong tinh dịch cũng như là hỗ trợ phóng tinh ở nam giới.
Bệnh được chia làm ba loại:
Viêm cấp tính do vi khuẩn
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn
Viêm không do vi khuẩn.
Đối tượng mắc bệnh sẽ nằm ở độ tuổi trung niên khoảng 50 tuổi (hoặc trẻ hơn là 40 tuổi) và những người có yếu tố rủi ro sau:
Tiền sử từng bị mắc bệnh.
Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bộ phận sinh dục (do hẹp bao quy đầu)
Hội chứng suy giảm hệ miễn dịch.
Đặt ống thông tiểu.
Từng sinh thiết.
Uống ít nước
Hay bị mất nước.
Làm công việc hay chấn động, rung lắc.
Áp lực tâm lý.
Viêm tuyến tiền liệt ở nữ có hay không?
Thông thường thì theo những kiến thức liên quan đến cấu tạo sinh học của cơ thể người, tuyến tiền liệt là một cơ quan chỉ tồn tại ở nam giới.
Hiện nay, các chuyên gia y học cũng như các bác sĩ đã nhận định rằng, ở cơ thể của nữ giới cũng tồn tại những mô, tuyến mà chúng sẽ phát triển quanh khu vực niệu đạo tương tự như ở vị trí tuyến tiền liệt của nam giới.
Tên khoa học của những mô tuyến này gọi là Paraurethral hoặc là Skene.
Thực tế, nữ giới có xuất hiện rất nhiều những điểm tương quan giữa tuyến Skene và tuyến tiền liệt ở nam giới về mặt cấu tạo sinh học và mặt vị trí của cơ quan.
Cả hai loại tuyến này đều chứa đựng các kháng nguyên, đặc biệt là lại loại PSAp và PSA (cụ thể là các enzyme thể hiện lên sức khỏe của tuyến này).
Tuyến Skene ở nữ giới còn được biết đến với cái tên là tuyến tiền liệt nữ.
Tuyến này chỉ dừng lại ở mức độ cụ thể là mô tuyến tồn tại xung quanh ống tiết niệu và là có điểm xuất phát ngay tại bàng quang.
Chức năng chính của loại mô tuyến này sẽ là tiết dịch nhầy cho nữ giới trong quá trình quan hệ tình dục, góp phần tạo khoái cảm.
Cũng giống như nam giới, mô tuyến này ở nữ giới hoàn toàn có khả năng bị viêm nhiễm.
Viêm tiền liệt tuyến ở nữ sẽ được liệt kê chung cùng với tình trạng bệnh viêm đường tiết niệu hoặc là nhiễm trùng đường tiểu.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng viêm ở tuyến tiền liệt ở nữ là bởi vì người bệnh bị nhiễm vi khuẩn E.coli hoặc cũng có thể là do nấm, tạp trùng, vi khuẩn khác gây ra.
Nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến tiền liệt
Do tình trạng bệnh này có 3 loại nên cũng sẽ có những nguyên nhân viêm tiền liệt tuyến khác nhau liên quan đến việc gây nên các loại viêm này.
Viêm nhiễm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn
Đây là tình trạng các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào tuyến qua các con đường:
Nhiễm khuẩn từ niệu đạo.
Thông qua đường tiểu.
Sinh hoạt tình dục không an toàn.
Nhiễm trùng qua máu (ít gặp).
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn
Tình trạng mãn tính này do sự viêm nhiễm đã kéo dài lâu kèm theo những cơn đau từng đợt không thường xuyên.
Vi khuẩn chủ yếu gây nên bệnh này là E-coli, ngoài ra còn có các loại khác nhưng ít gặp hơn như:
Vi khuẩn Lậu, Gonocoque, Proteus, nấm Mycoplasma,...
Viêm nhiễm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn
Đây là tình trạng khó xác định cụ thể của bệnh này.
Vì các triệu chứng của bệnh sẽ tương tự với những tình trạng cấp tính và mãn tính nhưng khi xét nghiệm không có vi khuẩn.
Các nguyên nhân khác
Hệ miễn dịch:
Hệ thống này phản ứng lại với việc nhiễm trùng ở đường tiết niệu sẽ gây nên tình trạng viêm ở cơ quan này.
Tổn thương từ các thủ thuật:
Những người từng bị chấn thương do vận động hay thực hiện các thủ thuật (đặt ống thông tiểu, sinh thiết,...) liên quan đến cơ quan tuyến tiền liệt hoặc các bộ phận xung quanh (bàng quang, tiết niệu,...) cũng sẽ gặp tình trạng viêm.
Triệu chứng của bệnh viêm tuyến tiền liệt
Những dấu hiệu của bệnh này tùy theo nguyên nhân gây viêm và tình trạng bệnh sẽ có sự khác nhau. Nhưng các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất phải kể đến như:
Khi vệ sinh tiểu tiện có sự đau rát.
Khó khăn khi đi tiểu, lượng nước tiểu nhỏ giọt và ngập ngừng không dứt.
Hay đi tiểu đêm và nhiều lần.
Cảm giác buồn tiểu liên tục.
Nước tiểu có màu đục (đôi khi có máu).
Đau bụng, vị trí bẹn và lưng dưới, khu vực dưới chậu như ở giữa bìu, trực tràng, dương vật, tinh hoàn. Đặc biệt khi xuất tinh có dấu hiệu đau đớn.
Ở giai đoạn cấp tính sẽ có các triệu chứng cụ thể như sốt rét giống như bị cúm, phần tuyến tiền liệt, thắt lưng bị đau rát, đái dắt. Đôi khi nước tiểu, tinh dịch có lẫn máu và đặc biệt đau khi xuất tinh.
Tình trạng mãn tính thì lại phát triển chậm hơn và ít sự nguy hiểm.
Bệnh nhân thường chỉ có biểu hiện của viêm tuyến tiền liệt như:
Sốt nhẹ và chủ yếu đi tiểu đêm kèm những triệu chứng đau của viêm tuyến tiền liệt, nhưng bệnh sẽ kéo dài hơn 3 tháng.
Một số bệnh nhân không hề có bất kỳ triệu chứng gì cả nhưng khi đi khám sức khỏe lại vô tình phát hiện ra bệnh.
Viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Tình trạng mãn tính hoặc cấp tính có khả năng rằng sẽ gây nên nhiều biến chứng có liên quan đến sức khỏe của người bệnh như:
Nhiễm trùng máu
Viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn.
Áp xe ở tuyến tiền liệt.
Nhiễm trùng có thể lan đến các vùng lân cận xung quanh như xương chậu, xương sống.
Rối loạn chức năng của cơ quan tình dục.
Những thay đổi trong các cơ quan tình dục có thể gây vô sinh.
Gây lo lắng, trầm cảm.
Trong những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Cách chẩn đoán bệnh viêm nhiễm tuyến tiền liệt
Các bác sĩ nam khoa sẽ thăm khám và yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số việc xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt để hỗ trợ việc chẩn đoán tình trạng bệnh được chính xác.
Thăm khám bằng tay
Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng ngón tay thăm khám qua trực tràng để kiểm tra, đánh giá mật độ, khả năng đàn hồi, kích thước của tuyến tiền liệt.
=>Giúp bác sĩ biết được tình trạng viêm là nặng hay nhẹ.
Xét nghiệm nước tiểu
Giúp phát hiện được vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm ở tuyến tiền liệt.
Cấy nước tiểu và dịch niệu đạo
Trong trường hợp vi khuẩn gây bệnh chưa xác định rõ ràng, các bác sĩ sẽ lấy vi khuẩn từ mẫu nước tiểu hoặc chọc hút lấy mủ dịch ở tuyến tiền liệt đem nuôi cấy ở phòng thí nghiệm.
Giúp xác định được nguồn vi khuẩn tác nhân gây viêm nhiễm trùng và đưa ra kháng sinh đồ trị liệu phù hợp.
Nội soi bàng quang
Phương pháp này giúp khảo sát đường tiểu dưới để chẩn đoán, theo dõi, đánh giá tình trạng phát triển của bệnh này.
Nội soi cũng giúp phát hiện được ổ áp xe của tuyến tiền liệt.
Chụp cộng hưởng từ
Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho phép khảo sát, đánh giá viêm tuyến tiền liệt một cách toàn diện.
Chỉ định người bệnh thực hiện thêm việc đo niệu động học, xét nghiệm máu để tìm ra kháng nguyên đặc hiệu phục vụ cho pháp đồ điều trị được chính xác nhất.
Cách điều trị viêm tuyến tiền liệt
Trên thực tế thì viêm tiền liệt tuyến không phải dạng quá phức tạp và nguy hiểm.
Người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh theo đúng phác đồ để điều trị.
Mục đích diệt sạch các loại vi khuẩn, ngăn ngừa việc tái phát bệnh và việc kháng thuốc của vi khuẩn.
Thuốc chống viêm, giảm đau để làm giảm các triệu chứng đau, sốt khó chịu của bệnh.
Thuốc chẹn Alpha:
Đây là nhóm thuốc nhằm giãn các cơ tuyến tiền liệt, bàng quang để làm triệu chứng tiểu buốt, nhiều lần, són được giảm bớt.
(Lưu ý cân nhắc khi sử dụng với người huyết áp thấp và đang dùng thuốc hạ huyết áp do nhóm thuốc này cũng có tác dụng hạ huyết áp).
Đối với trường hợp dùng thuốc kháng sinh không đáp ứng, bác sĩ sẽ chỉ định làm các cuộc phẫu thuật để mổ áp xe, giải phóng bàng quang tắc nghẽn, loại bỏ sẹo do viêm gây nên.
Vì đây là bệnh nhiễm trùng nên việc viêm tuyến tiền liệt có tự khỏi không là điều không thể.
Cách đề phòng bệnh viêm tuyến tiền liệt
Đời sống sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn.
Không được nhịn tiểu trong cả một thời gian dài, cách tốt nhất là nên đi tiểu ngay khi bạn có nhu cầu.
Phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày và luôn phải giữ cho khu vực này được khô ráo, sạch sẽ.
Bổ sung cho cơ thể đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
Hạn chế tình trạng ngồi lâu.
Không được mặc đồ bó sát một cách thường xuyên và cần luôn thay đồ lót cũng như là mặc đồ lót thấm hút tốt, thoáng khí.
Tránh vận động mạnh gây tổn thương đến tuyến tiền liệt.
TIP
CÁC LOẠI THUỐC TRỊ VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT HIỆN NAY VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Thuốc kháng sinh như doxycyclin, trimethoprim,... được sử dụng trong viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn.
Việc sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào loại vi khuẩn và phổ kháng khuẩn.
Hầu hết bệnh nhân điều trị bằng thuốc dùng đường uống, tuy nhiên có thể dùng đường tiêm để ức chế vi khuẩn nhanh chóng.
Thuốc chẹn alpha:
Có tác dụng làm giãn cơ các tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, giúp tăng dẫn lưu đường tiểu.
Giúp cải thiện triệu chứng đau rát, tiểu rắt, tiểu nhiều lần,...
Thuốc giảm đau, chống viêm:
Như paracetamol, ibuprofen, diclofenac,... sử dụng để giảm các triệu chứng đau nhức, tăng thân nhiệt. Đâu là nhóm thuốc có tác dụng giảm triệu chứng.
Cụ thể, các loại thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt hiện nay:
Cotrimxazon
Là một sản phẩm với thành phần chính là Sulfamethoxazole và trimethoprim, được sử dụng để điều trị các bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.
Chỉ định:
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Liều dùng:
Người lớn: 1 viên, 3 lần/ngày, trong vòng 10 ngày.
Tác dụng phụ:
Một số tác dụng phụ thường gặp như:
Sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm lưỡi, ngứa, nổi mày đay, viêm màng não vô khuẩn, vàng da, ứ mật, tăng kali huyết,...
Chống chỉ định:
Không nên sử dụng thuốc trong một số trường hợp như:
Suy thận nặng mà không giám sát nồng độ thuốc trong huyết tương.
Người bệnh được xác định thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic.
Mẫn cảm với sulfamid hoặc trimethoprim.
Trẻ dưới 2 tuổi.
Doxycyclin
Là một loại thuốc với thành phần chính là kháng sinh doxycyclin được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn Gram dương, Gram âm, gây ra các bệnh viêm đường niệu, viêm tuyến tiền liệt.
Chỉ định:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với các chủng Klebsiella, E. coli, Streptococcus faecalis và các loại vi khuẩn khác.
Liều dùng:
Sử dụng theo đúng liều lượng trong đơn thuốc.
Liều 200mg/ngày.
Nên uống với nhiều nước trước khi đi ngủ vào buổi tối để làm giảm khả năng gây kích ứng dạ dày.
Tác dụng phụ:
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như:
Sốc phản vệ, phù mạch, khó thở, viêm da, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, rối loạn nội tiết, nhức đầu, ù tai, đau cơ khớp, tăng men gan,...
Chống chỉ định:
Không nên sử dụng thuốc doxycyclin trong một số trường hợp sau:
Quá mẫn với doxycyclin.
Trẻ em dưới 12 tuổi.
Phụ nữ có thai, cho con bú.
Terazosin
Terazosin với thành phần chính là terazosin, một dẫn xuất của quinazolin, có tác dụng chẹn thụ thể alpha 1 - adrenergic sau synap.
Terazosin làm giảm kháng lực của mạch máu ngoại biên và hạ huyết áp do giãn mạch.
Chỉ định:
Điều trị tăng huyết áp nhẹ đến trung bình.
Điều trị chứng tắc nghẽn đường tiểu do phì đại tuyến tiền liệt lành tính.
Liều điều trị:
Liều ban đầu:
1mg/lần/ngày, vào giờ đi ngủ.
Có thể tăng liều lên gấp đôi vào mỗi 1 hoặc 2 tuần.
Liều duy trì 5 - 10 mg/lần/ngày.
Việc điều trị nên được bắt đầu bằng cách sử dụng liều 1mg/lần/ngày trong 1 tuần đầu, sau đó tăng lên 2 mg/lần/ngày trong tuần 2 và 3, tăng lên 5 mg/lần/ngày trong tuần 4.
Đánh giá đáp ứng điều trị sau 4 tuần.
Tác dụng phụ:
Một số tác dụng phụ thường gặp như:
Choáng váng, chóng mặt, nhức đầu, suy nhược, mệt mỏi, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, viêm xoang, buồn nôn, liệt dương,...
Chống chỉ định:
Quá mẫn với terazosin hoặc dẫn xuất của quinazolin.
Ngất xỉu trong hoặc sau khi tiểu tiện.
Tamsulosin
Là một thuộc đối kháng chọn lọc alpha - 1 adrenergic, có tác dụng làm tăng tốc độ chảy tối đa của nước tiểu, giảm tắc nghẽn bằng cách giãn cơ trơn ở tuyến tiền liệt và niệu đạo, từ đó cải thiện các triệu chứng về bài tiết.
Chỉ định:
Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
Liều lượng:
Người lớn:
0,4 mg, 1 lần/ngày. Có thể tăng lên 0,8mg, 1 lần/ngày để cải thiện tốc độ dòng nước tiểu và cải thiện triệu chứng.
Nếu gián đoạn, bắt đầu lại với liều 0,4 mg, 1 lần/ngày.
Tác dụng phụ:
Một số tác dụng phụ thường gặp như:
Chóng mặt, rối loạn xuất tinh, ho, khàn giọng, đi tiểu đau, khó tiểu, nhức đầu, đánh trống ngực, hạ huyết áp tư thế, phù mạch, hội chứng Stevens - Johnson, cương đau dương vật,...
Chống chỉ định:
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Ngoài ra còn một số thuốc trị viêm tuyến tiền liệt khác như:
Viên uống Saw Palmetto Plus
Thành phần chính như dầu cây cọ Palmetto, dầu hạt bí ngô, dầu hạt nam việt quất.
Công dụng:
Cảm trở quá trình chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone, giúp tăng cường tuyến tiền liệt.
Làm chậm quá trình rụng tóc, tăng cường sức khỏe tiết niệu.
Điều hòa testosterone.
Cách sử dụng thuốc trị viêm tuyến tiền liệt hiệu quả
Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia, rượu do có khả năng gây kích ứng bàng quang và tuyến tiền liệt.
Nên uống nhiều nước.
Không nên ngồi nhiều, đạp xe do làm tăng áp lực lên tuyến tiền liệt.
Bổ sung kẽm trong thời gian sử dụng kháng sinh.
Hạn chế uống rượu, cà phê hoặc các sản phẩm có tính acid.
Không được tự ý ngưng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Nên thăm khám và điều trị tại các cơ sở uy tín.
Nên tập thói quen xuất tinh 3 lần/ngày hoặc quan hệ tình dục trong khi điều trị bệnh bằng kháng sinh để đạt được hiệu quả cao hơn.
Đối tượng sử dụng thuốc trị viêm tuyến tiền liệt
Nhóm đối tượng thuộc đối tượng nguy cơ có khả năng bị viêm tuyến tiền liệt như:
Nam giới trẻ tuổi hoặc trung niên, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn bàng quang, niệu đạo, chấn thương âm hộ, đã từng sinh thiết tuyến tiền liệt và nhiễm HIV/AIDS.
Người có tiền sử bị viêm tuyến tiền liệt trước đó.
Người bị nhiễm khuẩn hệ tiết niệu hoặc bộ phận sinh dục.
Người sử dụng ống thông tiểu để dẫn lưu bang quang.
TIỀN LIỆT TUYẾN VIÊM
( 前 列 腺 炎 - Prostatitis)
Viêm tiền liệt tuyến là bệnh rất thường gặp ở tuổi thành niên, có phân ra cấp và mạn tính.
Viêm tuyến tiền liệt cấp có triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, kèm theo sốt, thuộc chứng Nhiệt lâm.
Viêm tuyến tiền liệt mạn biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, vùng hội âm, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần, niệu đục trắng, thuộc phạm trù chứng tinh trọc, lao lâm.
Trên lâm sàng gặp nhiều chứng mạn tính.
Nguyên Nhân
Theo YHHĐ thì viêm tuyến tiền liệt thường là thứ phát của các chứng viêm niệu đạo, viêm tinh nang, viêm mào tinh hoàn hoặc viêm các vùng lân cận trực tràng.
Vi khuẩn gây bệnh thường là các loại tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn đại trường và trực khuẩn loại bạch hầu.
Những yếu tố dẫn đến bệnh thường là cơ thể cảm lạnh, rượu chè quá mức, chấn thương vùng hội âm, phòng dục quá độ v v…
Theo YHCT, viêm tuyến tiền liệt cấp là do cảm nhiễm độc tà, thấp nriệt hạ chú gây kinh lạc tắc, khí huyết ứ trệ, bàng quang khí hóa rối loạn.
Viêm tuyến tiền liệt mạn là do phòng dục quá độ làn tổn thương tinh khí gây nên thận khí suy yếu, thấp nhiệt tà xâm lấn, hoặc do ngày thường rượu chè quá mức làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, thấp nhiệt sinh ra ở bên trong, dồn xuống dưới khiến cho kinh lạc bị trở, khí huyết ứ trệ gây nên
Triệu Chứng Lâm Sàng
+ Viêm Tuyến Tiền Liệt Cấp :
Phát bệnh cấp, đột nhiên xuất hiện tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, bệnh nặng thì tiểu có máu, sau tiểu có nhỏ giọt, kèm theo các triệu chứng như sốt sợ lạnh, đau đầu và thân mình.
Bệnh nhân có cảm giác vùng hội âm đầy tức đau trụy xuyên vùng cùng cụt, dương vật và phía trong đùi.
Khám đường hậu môn phát hiện tuyến tiền liệt sưng to đầy, ấn đau.
Nước tiểu có nhiều hồng cầu, bạch cầu, dịch tuyến tiền liệt có mủ (tế bào mủ).
+ Viêm Tuyến Tiền Liệt Mạn Tính :
Triệu chứng đa dang, thường có các biểu hiện sau :
. Tiểu không thông lợi, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, tiểu xong nhỏ giọt, cảm giác còn muốn tiểu, niệu đạo ngứa, chảy chất dịch trắng đục, có lúc tiểu ra máu hoặc lẫn tinh dịch (hiện tượng bao tinh viêm).
. Đau âm ỉ vùng hội âm, trực tràng xuyên vùng cùng cụt, bên trong đùi và bụng dưới.
. Giảm tìh dục, di tinh, tảo tinh, tiết tinh, liệt dương.
. Tinh thần suy nhược, mất ngủ, váng đầu, chóng mặt, mệt mỏi, u uất...
Kiểm tra trực tràng phát hiện tuyến tiền liệt to cứng, mặt trơn hoặc có cục cứng, to nhỏ không bình thường, ấn đau, có thể nhỏ do xơ cứng. Kiểm tra dịch tuyến tiền liệt có nhiều bạch cầu.
Chẩn Đoán Phân Biệt
1. Viêm đường tiểu :
Kiểm tra nước tiểu bằng kính hiển vi và trực tràng để phân biệt.
2. Lao Tuyến Tiền Liệt :
Triệu chứng lâm sàng không rõ rệt, sờ tuyến tiền liệt thường có cục, có triệu chứng tiểu ra máu từng đợt và có tiền sử bệnh lao.
3. Ung Thư Tuyến Tiền Liệt :
Khám dịch tuyến tiền liệt phát hiện tế bào ung thư hoặc sinh thiết phân biệt.
Biện Chứg Luận Trị
+ Thấp Nhiệt Hạ Chú :
Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, đường tiểu có cảm giác nóng bỏng, nước tiểu vàng đục, đau vùng hội âm, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Hoạt Sác hoặc Nhu Sác.
Thường gặp trong viêm tuyến tiền liệt cấp hoặc mạn tính cấp diễn.
Điều trị :
Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc.
Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang, Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm gia giảm.
+ Khí Huyết Ứ Trệ :
Đau âm ỉ vùng hội âm, bụng dưới, tuyến tiền liệt sờ thấy nhỏ cứng, cảm giác đau trụy tinh hoàn hoặc tiểu ra máu, nước tiểu có lẫn tinh dịch, lưỡi tím, mạch Trầm Sáp.
Điều trị:
Hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, đạo trệ.
Dùng bài Tiền Liệt Tuyến Viêm Thang.
(Đơn sâm, Nhũ hương, Một dược, Bạch chỉ, Trạch tả, Xích thược, Vương bất lưu hành,
Bồ công anh, Đào nhân, Hồng hoa, Thanh bì, Xuyên luyện tử, Tiểu hồi).
+ Âm Hư Hỏa Vượng :
Lưng gối nhức mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, di tinh, liệt dương, người gầy, miệng khô, họng khô, lười đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị:
Tư dưỡng thận âm, thanh dư nhiệt. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Thang.
+ Thận Dương Hư :
Sắc mặt tái nhợt, lưng gối lạnh, liệt dương, tảo tinh, tiết tinh.
Điều trị :
Ôn bổ thận dương. Dùng bài Quế Phụ Bát Vị Hoàn.
Ngoại Khoa
. Thuốc Ngâm :
Dùng nước sắc thứ 3 của thang thuốc cho thêm vào 1 nắm lá thuốc thanh nhiệt giải độc như Bồ công anh, Lá diếp cá, Kim ngân hoa... sắc nước vừa đủ để ngâm.
Trước lúc ngâm nên chuẩn bị 1 phích nước sôi 2,5 lít để lúc nước ngâm nguội cho thêm nước sôi vào vừa đủ ấm để ngâm được đúng 10 phút đến 20 phút; mỗi ngày có thể ngâm 1 ~ 2 lần, đối với thể cấp có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, đối với thể mạn tính có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, hóa ứ;
Hoặc dùng nước nóng chườm vùng hội âm 30 phút mỗi tối trước lúc ngủ, mỗi liệu trình 20 ngày.
. Thuốc Nhét:
Dùng hoa cúc dại giã nát, vo viên, nhét hậu môn, mỗi ngày 1-3 lần.
Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
. Đối với viêm mạn tính :
Dùng phương pháp xoa bóp tiền liệt tuyến có thể làm gia tăng tuần hoàn tại chỗ, giúp tiết viêm, chống xơ cứng. Không dùng trong trường hợp cấp tính.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Long Bế Tán (Trung Y Tạp Chí 1982 : 7): Xuyên sơn giáp (sao) 60g, Nhục quế 40g.
Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g, uống với nước pha mật ong.
20 ngày là một liệu trình.
Tác dụng: Ôn dương, thông lạc, tán kết.
Trị tiền liệt tuyến sưng to.
Đã trị 45 ca, bình quân uống 44 ngày. Khỏi hoàn toàn 23 ca, có chuyển biến 13 ca, không hiệu quả 3 ca. Tỉ lệ khỏi 93,3%.
+ Trương Chính Đại báo cáo dùng phương pháp hoạt huyết hóa ứ hợp với thanh nhiệt, giải độc trị 108 ca tiền liệt tuyến viêm mạn.
Dùng Vương bất lưu hành25g, Xích thược 15g, Nguyên hồ sách 15g, Mộc thông 10g, Cam thảo 5-10g, Hoàng bá 25g, Bại tương thảo 25g, Bồ công anh 25g, Đan sâm 15g, Xuyên sơn giáp 15g, Tạo giác thích 15g. Nếu thuộc dạng âm hư thêm Quy bản, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử để bổ Thận âm.
Nếu dương hư thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Ba kích thiên để giúp cho thận dương.
Kết quả đạt 90% (Trương Chính Đại, Tân Trung Y 1981 (1) : 32).
+ Ngô Tuệ Mẫn dùng dịch chiết Tỏi chích để trị viêm tiền liệt tuyến mạn.
Dùng dịch chiết Tỏi 5 ‰ (gồm 15‰ dầu Tỏi) chích vào vùng hội âm.
Mỗi lần 2ml, cách ngày chích một lần, tổng cộng 20 lần. Trị 79 ca, khỏi 9, kết quả ít 30, có tiến bộ 34, không kết quả 6 (Ngô Tuệ Mẫn, Trung Hoa Lý Liệu Ung Chí 1982, 5 (1) : 61).
+ Từ Phúc Thái dùng phép hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, dùng bài thuốc kinh nghiệm Vương Bất Lưu Hành Thang trị viêm tiền liệt tuyến mạn thể huyết ứ có hiệu quả cao.
Bài thuốc gồm: Vương bất lưu hành, Xích thược, Nguyên hồ, Đan sâm, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích, Đào nhân, Hồng hoa, Tam lăng, Nga truật, Xuyên khung, Ngưu tất, Đơn bì) (Từ Phúc Thán, Thượng Hải Trung Y Dược Ung Chí 1987, (1) : 12).
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp :
Thường lan truyền do các bệnh nhiễm khuẩn niệu đạo, viêm bàng quang, viêm mào tinh hoàn, v.v... vì vậy, cần tích cực điều trị các bệnh nhiễm khuẩn vùng kế cận.
2. Bệnh viêm tiền liệt tuyến mạn :
Thường lao động quá sức hoặc phòng dục quá độ nên cần chú ý điều độ trong sinh hoạt.
3. Cần chú ý :
Vệ sinh ăn uống, không ăn nhiều chất cay nóng, chất kích thích, hạn chế rượu, thuốc lá.
Nên uống nhiều nước, tiểu nhiều có thể giúp chất dịch tiền liệt tuyến bài tiết dễ dàng. Người cao tuổi ăn chế độ nhiều rau và trái cây, ăn cà chua mỗi ngày.
4. Giảm bớt thời gian đi xe đạp, nên ngồi ghế mềm để giảm bớt lực đè lên tiền liệt tuyến và tránh ngồi quá lâu để cho tuần hoàn vùng hội âm lưu thông dễ dàng.
Đối với người bệnh viêm tiền liệt tuyến, cần nên đi lại vận động nhiều.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Đông y điều trị
Từ khóa:
Đông y - Viêm tiền liệt tuyến
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.