MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRẦM CẢM & UNG THƯ
Được chẩn đoán “mắc ung thư” là một cú sốc mà không phải ai cũng có thể vượt qua.
Hai chữ “ung thư” có thể sẽ ghim lại trong tâm trí, trở thành mối lo âu và gây ra rối loạn trầm cảm trong thời gian dài.
Đặc điểm tâm lý bệnh nhân ung thư
Đối với nhiều bệnh nhân, việc bị chẩn đoán mắc ung thư như đang mang trên mình một bản án tử.
Khi đối diện với căn bệnh ung thư, người bệnh sẽ trải qua những khủng hoảng về mặt tâm lý như:
Sợ hãi về điều trị hoặc tác dụng phụ của điều trị.
Sợ hãi ung thư tái phát hoặc di căn sau khi điều trị.
Lo lắng về sự bất định.
Lo lắng về việc mất khả năng tự chủ.
Lo lắng về sự thay đổi các mối quan hệ.
Sợ hãi về cái chết.
Sự lo âu, sợ hãi có thể làm cho việc đối mặt với điều trị ung thư trở nên khó khăn hơn.
Tâm lý khi biết mình bị ung thư thường gặp ở bệnh nhân:
Choáng váng/mất lòng tin.
Phản ứng này đôi khi nặng nề tới mức không thể nói được gì thêm về kế hoạch điều trị.
Chối bỏ sự thật không tin là mình bị bệnh.
Thất vọng và chán chường:
Nỗi thất vọng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào sau khi chẩn đoán ung thư.
Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh thực vật: Chán ăn, mất ngủ và các triệu chứng tâm thần như thất vọng, mất tập trung, hoang tưởng, tội lỗi cho thấy là nỗi thất vọng sâu sắc.
Bệnh nhân có thể từ chối điều trị nếu họ nghĩ là không tránh được cái chết.
Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phải tham khảo chuyên khoa tâm thần để được tư vấn, điều trị tâm lý kịp thời.
Giai đoạn điều trị ban đầu
Mỗi phác đồ điều trị ung thư đều mang tới những thách thức tâm lý riêng.
Bệnh nhân thường lo lắng do sợ đau đớn khi phẫu thuật, lo sợ liệu hoá trị có rụng tóc không, xạ trị có rụng tóc không?
Phẫu thuật:
Các trạng thái tâm lý thường gặp như sợ hãi, lo lắng do bệnh nhân sợ đau và sợ tử vong hoặc nhẹ hơn là sự thay đổi hình thể sau mổ.
Bệnh nhân cũng dễ có xu hướng lẩn tránh việc phẫu thuật.
Một số bệnh nhân tạo ra mọi cớ trì hoãn, chối bỏ phẫu thuật vì quá sợ.
Bệnh nhân cũng có thể thất vọng sau mổ, phản ứng dằn vặt sau mổ kéo dài và nặng nề.
Những phản ứng dằn vặt nặng nề có thể gây ra các triệu chứng giống như nỗi thất vọng lớn lao đòi hỏi có những can thiệp về tâm thần.
Xạ trị
Bệnh nhân có cảm giác sợ khi phải đối diện với máy móc và các tác dụng phụ, lo sợ tia phóng xạ.
Đây là biểu hiện hết sức bình thường. Những lời giải thích về nguyên tắc cơ bản của điều trị tia xạ sẽ giúp sửa chữa được quan niệm sai lệch đó.
Bàn bạc chi tiết về các tác dụng phụ sẽ làm bệnh nhân bớt sợ.
Nhiều khi bệnh nhân sợ thầy thuốc, gia đình hoặc cơ sở y tế bỏ mặc “hết trách nhiệm”, hoặc bị bỏ rơi giữa các công đoạn điều trị.
Hóa trị
Đa số bệnh nhân đều lo lắng và sợ hãi khi nghĩ đến hoá trị có thể làm rụng tóc.
Sợ rụng tóc có thể khiến những người xung quanh kỳ thị, dè bỉu.
Việc rụng tóc có thể xảy ra nhưng các phác đồ hóa trị mới hiện nay không gây rụng tóc.
Có thể mang tóc giả trong thời gian hóa trị, vài tháng sau hóa trị tóc sẽ mọc lại bình thường.
Cần chú ý điều trị kịp thời các biến chứng vì nhiều bệnh nhân bỏ điều trị do các tác dụng phụ nặng nề.
Giai đoạn cuối
Hầu hết các bệnh nhân ý thức được tiến trình bất khả kháng của bệnh tật ở giai đoạn cuối, dù có được giải thích hay không.
Một số người sợ hãi có thể phải gửi đi khám tâm thần và điều trị tâm thần hỗ trợ đúng lúc.
Lo sợ bị bỏ rơi:
Thông thường bệnh nhân hay lo lắng ung thư ở giai đoạn muộn sẽ không được quan tâm đặc biệt của các nhân viên y tế.
Khi bệnh nhân ở giai đoạn cuối, thái độ tích cực và hỗ trợ của thầy thuốc làm giảm nhẹ nỗi đau buồn của bệnh nhân và gia đình.
Lo lắng biến dạng cơ thể và mất phẩm giá:
Những tác động về tinh thần và thể xác của người đang hấp hối gây ra nhiều mối lo lắng khác nhau.
Sợ đau:
Ở giai đoạn cuối của điều trị, thuốc giảm đau thích hợp là tối thượng.
Sợ bỏ dở công việc hoàn thành:
Mối quan tâm này gồm cả những vấn đề thực tế và tâm lý.
Nỗi sợ này thay đổi theo giai đoạn trưởng thành.
Ví dụ người cha, người mẹ trẻ lo con thơ dại, trong khi đó một số bệnh nhân lo tới những vấn đề gia đình, kinh tế chưa giải quyết xong...
Trong trường hợp bệnh tật, họ luôn luôn lo lắng dẫn tới trầm cảm, rối loạn sức khỏe.
TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ
Trầm cảm trở thành rối loạn tâm lý phổ biến đi kèm với các trường hợp bệnh nhân bị ung thư, có đến 10% bệnh nhân chịu ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm.
Theo ước tính của Cộng Đồng Người Ung Thư Mỹ (American Cancer Society), cứ bốn người ung thư thì sẽ có một người có các triệu chứng của trầm cảm.
Chẩn đoán ung thư có khả năng lớn làm thay đổi cuộc sống của bạn; nó cũng mang đến những căng thẳng tâm lý và cảm xúc tiêu cực.
Khi được chẩn đoán ung thư, có thể cảm thấy buồn bã.
Tuy nhiên, đây không phải là một dạng bệnh lý mà chỉ là một phản ứng bình thường mà mọi người đều sẽ gặp phải.
Vấn đề là khi căng thẳng vượt quá cơ chế đối phó của cơ thể có thể sẽ dẫn đến rối loạn trầm cảm nặng.
Đặc biệt, khi các triệu chứng buồn bã kéo dài nhiều hơn hai tuần, có thể sẽ cần gặp các chuyên gia tâm lý/bác sĩ tâm thần để được chẩn đoán.
Cụ thể, các triệu chứng sau:
Cảm giác buồn không hồi kết
Cảm giác tê tái
Cảm thấy tuyệt vọng hoặc bất lực
Cảm thấy tức giận hoặc thất thường
Khó tập trung
Khóc rất nhiều
Không quan tâm đến gia đình, bạn bè hoặc các hoạt động bạn từng yêu thích
Mệt mỏi
Ăn mất ngon
Nguyên Nhân & Mối Liên Hệ Giữa Trầm Cảm Ở Bệnh Nhân Ung Thư
Nguyên Nhân
Ở thời điểm hiện tại các nhà khoa học ngoài phát hiện các yếu tố tâm lý xã hội rõ ràng của bệnh trầm cảm, còn khám phá các cơ chế sinh học của ung thư, bao gồm tổn thương mô, chất trung gian gây viêm và phản ứng căng thẳng mãn tính, cũng như cách khả năng miễn dịch và nội tiết có thể là nguyên căn của trầm cảm đối với bệnh nhân ung thư.
Những nguyên nhân gây trầm cảm từ việc chẩn đoán sai bệnh ung thư cũng được chỉ ra.
Một điều rõ ràng là cần xác định và điều trị trầm cảm ở bệnh nhân ung thư để tăng chất lượng cuộc sống và giảm tỷ lệ tử vong.
Các biện pháp can thiệp được sử dụng sẽ khác nhau đối với mỗi bệnh nhân, có thể bao gồm các liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp dược lý;
Cách điều trị chứng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư mang lại hiệu quả cao nhất mặc dù đã được nghiên cứu thông qua việc kết hợp tối ưu của các liệu pháp, nhưng vẫn chưa đem có kết quả rõ ràng.
Việc lựa chọn thuốc chống trầm cảm cần được xem xét cẩn thận, do các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị liệu (như buồn nôn) và sự cần thiết để tránh các tương tác nghiêm trọng, bao gồm cả việc giảm hiệu quả của thuốc hóa trị liệu.
Trong các trường hợp điều trị trầm cảm ở bệnh nhân ung thư, phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc như trị liệu tâm lý sẽ được cân nhắc ưu tiên.
Mối Liên Hệ
Ung thư là một chẩn đoán khiến bất kỳ ai cũng phải cảm thấy sợ hãi và cảm thấy bị đe dọa tính mạng.
Chẩn đoán ung thư tạo ra cảm giác đau khổ cao hơn so với các bệnh không phải ung thư với tiên lượng kém hơn.
Tình trạng đau khổ về tinh thần ở mức độ cao trong thời gian kéo dài ở bệnh nhân ung thư có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm hoặc cả hai.
Triệu chứng hỗn hợp này rất phổ biến, với 2/3 bệnh nhân ung thư bị trầm cảm cũng biểu hiện mức độ lo lắng đáng kể về mặt lâm sàng.
Trầm cảm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và kết quả điều trị ung thư của bệnh nhân.
Trầm cảm dẫn đến tỷ lệ tử vong do ung thư cao hơn.
Một phân tích tổng hợp cho thấy rằng dù là trầm cảm ở mức độ nhẹ hay nghiêm trọng cũng đều làm tăng tỷ lệ tử vong lên đến 39% và thậm chí những bệnh nhân ung thư có ít triệu chứng trầm cảm có thể tăng 25% nguy cơ tử vong.
Tác động của tâm trạng và sức khỏe tinh thần đối với sự tiến triển của ung thư được các bác sĩ và bệnh nhân rất coi trọng, với> 70% bác sĩ chuyên khoa ung thư và 85% bệnh nhân tin rằng tâm trạng ảnh hưởng đến sự tiến triển của ung thư.
Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ung thư được cho là cao gấp ba lần so với dân số chung.
Các nghiên cứu sử dụng tiêu chí Chẩn đoán thống kê các rối loạn tâm thần (DSM) cho rối loạn trầm cảm nặng (MDD) đã xác định được nhiều tỷ lệ mắc bệnh khác nhau, từ 2,0–43,5%, trong khi các chẩn đoán trầm cảm ở mức nhẹ đã ghi nhận tỷ lệ trầm cảm cao tới 49,0%.
Một loạt các tỷ lệ hiện mắc được báo cáo có thể do sự khác biệt trong các công cụ đánh giá, sự khác biệt về loại bệnh nhân được phỏng vấn, các nhóm tuổi khác nhau, tỷ lệ giới tính khác nhau, tình trạng bệnh nhân nội trú và các yếu tố khác.
Một nghiên cứu của Linden và cộng sự , và tổng quan tài liệu toàn diện của Ng và cộng sự cho thấy chi tiết về tỷ lệ trầm cảm ở hơn 9.000 bệnh nhân ung thư, mỗi người ở nhiều bối cảnh và độ tuổi khác nhau, tính toán tỷ lệ hiện mắc là 10,8% và 12,9%, tương ứng.
Ngoài ra, có thêm 16% bệnh nhân được báo cáo là bị trầm cảm cận lâm sàng nhưng vẫn có tổn thương nhất định.
Vị trí của ung thư cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ trầm cảm, trong đó ung thư tuyến tụy và ung thư phổi có tỉ lệ cao nhất, ung thư da xâm lấn có tỉ lệ thấp nhất.
Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ hiện mắc; bằng chứng cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh ung thư có tỉ lệ mắc trầm cảm thấp hơn, trong khi đó, đối với một số bệnh ung thư ở người lớn, tuổi tác tỉ lệ nghịch với tỉ lệ mắc trầm cảm (Tuổi càng cao tỉ lệ trầm cảm càng thấp).
Giới tính cũng là một yếu tố quan trọng:
Trong một số loại ung thư, tỉ lệ bệnh trầm cảm ở phụ nữ cao hơn nam giới từ hai đến ba lần.
Mức độ căng thẳng tâm lý và trầm cảm cũng thay đổi theo tiến trình của bệnh và cao nhất vào khoảng thời gian được chẩn đoán.
Di căn và đau do ung thư cũng có liên quan đến mức độ trầm cảm cao hơn.
Những bệnh nhân có mức độ đau cao có tỉ lệ mắc trầm cảm cao hơn đáng kể so với những người có mức độ đau thấp; một nghiên cứu đã quan sát thấy rằng trầm cảm xảy ra ở 33% những người có mức độ đau cao, so với 13% ở những người có mức độ đau thấp.
Điều đó đã cho thấy cơn đau có thể là một yếu tố gây ra trầm cảm.
Trầm Cảm Sau Khi Kết Thúc Điều Trị Ung Thư
Trầm cảm có thể diễn ra trước, sau khi chẩn đoán, trong quá trình điều trị và thậm chí cả sau khi đã kết thúc điều trị ung thư.
Đối với một số người, trầm cảm vẫn tiếp tục (hoặc bắt đầu) sau khi điều trị ung thư kết thúc.
Mặc dù căn bệnh được kiểm soát nhưng họ vẫn lo sợ rằng ung thư sẽ tái phát.
Nỗi sợ hãi quá lớn khiến họ không thể ăn hoặc ngủ tốt và có thể bỏ lỡ các cuộc hẹn tái khám với bác sĩ.
Đối với những người khác, những cảm giác đó không quá mãnh liệt.
Nhưng có thể một số ngày có ý nghĩa quan trọng sẽ mang lại cảm giác tồi tệ (như sinh nhật hoặc ngày ung thư được chẩn đoán).
Trong những khoảng thời gian đó, nên tập trung vào những gì có thể kiểm soát.
Giữ cuộc hẹn với bác sĩ và thực hiện theo bất kỳ thay đổi lối sống nào mà họ khuyến nghị để giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Ung thư có thể là một căn bệnh đáng sợ, nhưng nỗi đáng sợ lớn nhất của bệnh nhân là không vượt qua được chính bản thân mình.
Động lực lớn nhất để người bệnh vượt qua căn bệnh hiểm ác tới từ chính tinh thần mạnh mẽ của họ.
Rối loạn trầm cảm có thể thường trực bất cứ lúc nào mà bệnh nhân ung thư không hề hay biết.
Điều này đòi hỏi những nỗ lực trong nhận thức của người thân cũng như sự chăm sóc sức khỏe toàn diện của bác sĩ điều trị.
CẢI THIỆN TÂM LÝ CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ
Nhận chẩn đoán ung thư, quá trình điều trị kéo dài cùng với những đau đớn về thể chất, sự xáo trộn trong sinh hoạt và các mối quan hệ xã hội có thể gây tổn thương tinh thần cho người bệnh ung thư và người thân của họ ở nhiều mức độ khác nhau.
Khi có những bất ổn tâm lý, người bệnh ung thư và người thân thường có xu hướng chịu đựng và tự xử lý mà ít khi tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia y tế.
Những bất ổn tâm lý này nếu không được xử lý đúng và phù hợp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hiểu đúng về bệnh ung thư
Một số câu hỏi mà người bệnh thường đặt ra khi họ nhận được chẩn đoán ung thư như:
“Liệu có thể có nhầm lẫn trong chẩn đoán không?”,“Bệnh của mình liệu có thể chữa khỏi?”, “Mình còn sống được bao lâu ?”, …vv.
Trạng thái hoang mang, lo lắng cùng với những định kiến sai lầm về ung thư có thể khiến nhiều người bệnh và/hoặc người thân từ bỏ điều trị tại bệnh viện và tìm đến các phương pháp điều trị không chính thống.
Điều này có thể dẫn đến người bệnh bị mất đi cơ hội tốt nhất để được điều trị đúng và kịp thời, rồi quay lại bệnh viện khi bệnh đã trở nên trầm trọng và/hoặc cơ thể đã suy yếu không còn khả năng điều trị đặc hiệu, “tiền mất, tật mang” một cách đáng tiếc.
Điều tốt nhất nên làm lúc này là đến cơ sở chuyên khoa điều trị ung thư, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia y tế để có thể nhận được những thông tin về bệnh của mình một cách đầy đủ và đáng tin cậy nhất.
Một số câu hỏi quan trọng nên chuẩn bị khi trao đổi với bác sỹ:
Tôi có bị ung thư hay không?
Tôi bị bệnh ung thư gì?
Bệnh của tôi ở giai đoạn nào?
Tiên lượng bệnh của tôi ra sao?
Bệnh của tôi có những phương pháp điều trị như thế nào?
Lợi ích và rủi ro của việc điều trị?
Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt trong và sau điều trị ra sao?
Kinh phí điều trị như thế nào?
Tôi nên làm gì để cảm thấy tốt hơn?
Những thông tin bác sỹ đưa ra ban đầu đôi khi chỉ mang tính tương đối vì các vấn đề như:
Đáp ứng điều trị, tiên lượng bệnh, phản ứng không mong muốn, vv…
Phụ thuộc vào từng người bệnh cụ thể và có thể thay đổi trong quá trình điều trị.
Quyết định điều trị cuối cùng hoàn toàn thuộc về bạn sau khi đã nhận được thông tin đầy đủ và chính xác từ bác sỹ.
Có được kiến thức đúng là chìa khóa để mở ra những lựa chọn đúng.
Thấu hiểu bản thân
Việc mắc ung thư đồng nghĩa với việc sức khỏe về thể chất bị ảnh hưởng, sức khỏe tinh thần bị tổn thương và các mối quan quan hệ xã hội ít nhiều bị xáo trộn.
Dù là nam hay nữ, cao tuổi hay ít tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội là gì thì việc trở thành người bệnh ung thư thường sẽ là một cú sốc lớn với bạn và người thân, một bước ngoặt có thể khiến nhiều thứ trong cuộc đời thay đổi.
Với hầu hết người bệnh, sự thay đổi này thường mang tính chất tiêu cực và thường rất khó chấp nhận, nhất là trong thời gian đầu sau khi nhận chẩn đoán.
Có một sự thật là sự lo lắng, thất vọng hay đau khổ là một trong những trạng thái tâm lý bình thường mà một người khi nhận chẩn đoán ung thư sẽ trải qua, và đó là những cảnh báo tâm lý quan trọng để biết rằng tinh thần, thể chất của mình đang bị tổn thương và cần được chữa lành.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cần tôn trọng cách cơ thể xử lý tổn thương, việc cố gắng tự trấn an một cách gượng ép rằng “mình không sao đâu”, “chuyện này rồi sẽ qua nhanh thôi”…
=>Có thể khiến não bộ bỏ qua một giai đoạn trung gian quan trọng trong quá trình nhận biết và chữa lành thương tổn, khiến những rối loạn về tâm lý có thể trở nên trầm trọng theo thời gian.
Trong tâm lý học, trạng thái “tích cực” này còn được gọi là “tích cực độc hại” (toxic positivity)- là tình trạng một người quá tập trung theo đuổi những suy nghĩ tích cực dẫn đến sự không chấp nhận, đánh giá thấp, xem thường những cảm xúc thật của con người.
Nếu thấy đang trải qua những cảm xúc cho rằng “không được tích cực” thì thay vì né tránh, nên thấu hiểu và chấp nhận như một điều tự nhiên và không thể tránh khỏi.
Chấp nhận không có nghĩa là sẽ sống mãi với những cảm xúc tiêu cực ấy, mà thấu hiều và chấp nhận là bước đệm cho hành trình “lạc quan giữa bi kịch” (trajic optimism):
Sẵn sàng tìm kiếm ý nghĩa tích cực từ những điều tiêu cực.
Nhận sự trợ giúp của người thân
Mắc ung thư có thể khiến người bệnh mất tự tin (do ngoại hình không còn như xưa, cảm giác mình là gánh nặng cho gia đình, vv..).
Có xu hướng thu mình lại và chịu đựng trong im lặng.
Có thể dẫn đến những bất ổn tâm lý vốn có trở nên trầm trọng hơn.
Thay vì sống trong thế giới mà chỉ có bạn và ung thư, hãy chia sẻ cảm xúc với những người thực sự tin tưởng.
Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn hơn khi xung quanh có những người thật sự yêu thương, quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ.
Với người thân, việc động viên người khác đúng cách không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Mặc dù đều xuất phát từ sự quan tâm, lo lắng nhưng những lời động viên quá chung chung, thiếu tinh tế hoặc không phù hợp, có thể vô tình làm người bệnh cảm thấy bị “áp lực” và tổn thương nhiều hơn.
Được chẩn đoán “mắc ung thư” là một cú sốc mà không phải ai cũng có thể vượt qua.
Hai chữ “ung thư” có thể sẽ ghim lại trong tâm trí, trở thành mối lo âu và gây ra rối loạn trầm cảm trong thời gian dài.
Đặc điểm tâm lý bệnh nhân ung thư
Đối với nhiều bệnh nhân, việc bị chẩn đoán mắc ung thư như đang mang trên mình một bản án tử.
Khi đối diện với căn bệnh ung thư, người bệnh sẽ trải qua những khủng hoảng về mặt tâm lý như:
Sợ hãi về điều trị hoặc tác dụng phụ của điều trị.
Sợ hãi ung thư tái phát hoặc di căn sau khi điều trị.
Lo lắng về sự bất định.
Lo lắng về việc mất khả năng tự chủ.
Lo lắng về sự thay đổi các mối quan hệ.
Sợ hãi về cái chết.
Sự lo âu, sợ hãi có thể làm cho việc đối mặt với điều trị ung thư trở nên khó khăn hơn.
Tâm lý khi biết mình bị ung thư thường gặp ở bệnh nhân:
Choáng váng/mất lòng tin.
Phản ứng này đôi khi nặng nề tới mức không thể nói được gì thêm về kế hoạch điều trị.
Chối bỏ sự thật không tin là mình bị bệnh.
Thất vọng và chán chường:
Nỗi thất vọng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào sau khi chẩn đoán ung thư.
Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh thực vật: Chán ăn, mất ngủ và các triệu chứng tâm thần như thất vọng, mất tập trung, hoang tưởng, tội lỗi cho thấy là nỗi thất vọng sâu sắc.
Bệnh nhân có thể từ chối điều trị nếu họ nghĩ là không tránh được cái chết.
Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phải tham khảo chuyên khoa tâm thần để được tư vấn, điều trị tâm lý kịp thời.
Giai đoạn điều trị ban đầu
Mỗi phác đồ điều trị ung thư đều mang tới những thách thức tâm lý riêng.
Bệnh nhân thường lo lắng do sợ đau đớn khi phẫu thuật, lo sợ liệu hoá trị có rụng tóc không, xạ trị có rụng tóc không?
Phẫu thuật:
Các trạng thái tâm lý thường gặp như sợ hãi, lo lắng do bệnh nhân sợ đau và sợ tử vong hoặc nhẹ hơn là sự thay đổi hình thể sau mổ.
Bệnh nhân cũng dễ có xu hướng lẩn tránh việc phẫu thuật.
Một số bệnh nhân tạo ra mọi cớ trì hoãn, chối bỏ phẫu thuật vì quá sợ.
Bệnh nhân cũng có thể thất vọng sau mổ, phản ứng dằn vặt sau mổ kéo dài và nặng nề.
Những phản ứng dằn vặt nặng nề có thể gây ra các triệu chứng giống như nỗi thất vọng lớn lao đòi hỏi có những can thiệp về tâm thần.
Xạ trị
Bệnh nhân có cảm giác sợ khi phải đối diện với máy móc và các tác dụng phụ, lo sợ tia phóng xạ.
Đây là biểu hiện hết sức bình thường. Những lời giải thích về nguyên tắc cơ bản của điều trị tia xạ sẽ giúp sửa chữa được quan niệm sai lệch đó.
Bàn bạc chi tiết về các tác dụng phụ sẽ làm bệnh nhân bớt sợ.
Nhiều khi bệnh nhân sợ thầy thuốc, gia đình hoặc cơ sở y tế bỏ mặc “hết trách nhiệm”, hoặc bị bỏ rơi giữa các công đoạn điều trị.
Hóa trị
Đa số bệnh nhân đều lo lắng và sợ hãi khi nghĩ đến hoá trị có thể làm rụng tóc.
Sợ rụng tóc có thể khiến những người xung quanh kỳ thị, dè bỉu.
Việc rụng tóc có thể xảy ra nhưng các phác đồ hóa trị mới hiện nay không gây rụng tóc.
Có thể mang tóc giả trong thời gian hóa trị, vài tháng sau hóa trị tóc sẽ mọc lại bình thường.
Cần chú ý điều trị kịp thời các biến chứng vì nhiều bệnh nhân bỏ điều trị do các tác dụng phụ nặng nề.
Giai đoạn cuối
Hầu hết các bệnh nhân ý thức được tiến trình bất khả kháng của bệnh tật ở giai đoạn cuối, dù có được giải thích hay không.
Một số người sợ hãi có thể phải gửi đi khám tâm thần và điều trị tâm thần hỗ trợ đúng lúc.
Lo sợ bị bỏ rơi:
Thông thường bệnh nhân hay lo lắng ung thư ở giai đoạn muộn sẽ không được quan tâm đặc biệt của các nhân viên y tế.
Khi bệnh nhân ở giai đoạn cuối, thái độ tích cực và hỗ trợ của thầy thuốc làm giảm nhẹ nỗi đau buồn của bệnh nhân và gia đình.
Lo lắng biến dạng cơ thể và mất phẩm giá:
Những tác động về tinh thần và thể xác của người đang hấp hối gây ra nhiều mối lo lắng khác nhau.
Sợ đau:
Ở giai đoạn cuối của điều trị, thuốc giảm đau thích hợp là tối thượng.
Sợ bỏ dở công việc hoàn thành:
Mối quan tâm này gồm cả những vấn đề thực tế và tâm lý.
Nỗi sợ này thay đổi theo giai đoạn trưởng thành.
Ví dụ người cha, người mẹ trẻ lo con thơ dại, trong khi đó một số bệnh nhân lo tới những vấn đề gia đình, kinh tế chưa giải quyết xong...
Trong trường hợp bệnh tật, họ luôn luôn lo lắng dẫn tới trầm cảm, rối loạn sức khỏe.
TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ
Trầm cảm trở thành rối loạn tâm lý phổ biến đi kèm với các trường hợp bệnh nhân bị ung thư, có đến 10% bệnh nhân chịu ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm.
Theo ước tính của Cộng Đồng Người Ung Thư Mỹ (American Cancer Society), cứ bốn người ung thư thì sẽ có một người có các triệu chứng của trầm cảm.
Chẩn đoán ung thư có khả năng lớn làm thay đổi cuộc sống của bạn; nó cũng mang đến những căng thẳng tâm lý và cảm xúc tiêu cực.
Khi được chẩn đoán ung thư, có thể cảm thấy buồn bã.
Tuy nhiên, đây không phải là một dạng bệnh lý mà chỉ là một phản ứng bình thường mà mọi người đều sẽ gặp phải.
Vấn đề là khi căng thẳng vượt quá cơ chế đối phó của cơ thể có thể sẽ dẫn đến rối loạn trầm cảm nặng.
Đặc biệt, khi các triệu chứng buồn bã kéo dài nhiều hơn hai tuần, có thể sẽ cần gặp các chuyên gia tâm lý/bác sĩ tâm thần để được chẩn đoán.
Cụ thể, các triệu chứng sau:
Cảm giác buồn không hồi kết
Cảm giác tê tái
Cảm thấy tuyệt vọng hoặc bất lực
Cảm thấy tức giận hoặc thất thường
Khó tập trung
Khóc rất nhiều
Không quan tâm đến gia đình, bạn bè hoặc các hoạt động bạn từng yêu thích
Mệt mỏi
Ăn mất ngon
Nguyên Nhân & Mối Liên Hệ Giữa Trầm Cảm Ở Bệnh Nhân Ung Thư
Nguyên Nhân
Ở thời điểm hiện tại các nhà khoa học ngoài phát hiện các yếu tố tâm lý xã hội rõ ràng của bệnh trầm cảm, còn khám phá các cơ chế sinh học của ung thư, bao gồm tổn thương mô, chất trung gian gây viêm và phản ứng căng thẳng mãn tính, cũng như cách khả năng miễn dịch và nội tiết có thể là nguyên căn của trầm cảm đối với bệnh nhân ung thư.
Những nguyên nhân gây trầm cảm từ việc chẩn đoán sai bệnh ung thư cũng được chỉ ra.
Một điều rõ ràng là cần xác định và điều trị trầm cảm ở bệnh nhân ung thư để tăng chất lượng cuộc sống và giảm tỷ lệ tử vong.
Các biện pháp can thiệp được sử dụng sẽ khác nhau đối với mỗi bệnh nhân, có thể bao gồm các liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp dược lý;
Cách điều trị chứng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư mang lại hiệu quả cao nhất mặc dù đã được nghiên cứu thông qua việc kết hợp tối ưu của các liệu pháp, nhưng vẫn chưa đem có kết quả rõ ràng.
Việc lựa chọn thuốc chống trầm cảm cần được xem xét cẩn thận, do các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị liệu (như buồn nôn) và sự cần thiết để tránh các tương tác nghiêm trọng, bao gồm cả việc giảm hiệu quả của thuốc hóa trị liệu.
Trong các trường hợp điều trị trầm cảm ở bệnh nhân ung thư, phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc như trị liệu tâm lý sẽ được cân nhắc ưu tiên.
Mối Liên Hệ
Ung thư là một chẩn đoán khiến bất kỳ ai cũng phải cảm thấy sợ hãi và cảm thấy bị đe dọa tính mạng.
Chẩn đoán ung thư tạo ra cảm giác đau khổ cao hơn so với các bệnh không phải ung thư với tiên lượng kém hơn.
Tình trạng đau khổ về tinh thần ở mức độ cao trong thời gian kéo dài ở bệnh nhân ung thư có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm hoặc cả hai.
Triệu chứng hỗn hợp này rất phổ biến, với 2/3 bệnh nhân ung thư bị trầm cảm cũng biểu hiện mức độ lo lắng đáng kể về mặt lâm sàng.
Trầm cảm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và kết quả điều trị ung thư của bệnh nhân.
Trầm cảm dẫn đến tỷ lệ tử vong do ung thư cao hơn.
Một phân tích tổng hợp cho thấy rằng dù là trầm cảm ở mức độ nhẹ hay nghiêm trọng cũng đều làm tăng tỷ lệ tử vong lên đến 39% và thậm chí những bệnh nhân ung thư có ít triệu chứng trầm cảm có thể tăng 25% nguy cơ tử vong.
Tác động của tâm trạng và sức khỏe tinh thần đối với sự tiến triển của ung thư được các bác sĩ và bệnh nhân rất coi trọng, với> 70% bác sĩ chuyên khoa ung thư và 85% bệnh nhân tin rằng tâm trạng ảnh hưởng đến sự tiến triển của ung thư.
Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ung thư được cho là cao gấp ba lần so với dân số chung.
Các nghiên cứu sử dụng tiêu chí Chẩn đoán thống kê các rối loạn tâm thần (DSM) cho rối loạn trầm cảm nặng (MDD) đã xác định được nhiều tỷ lệ mắc bệnh khác nhau, từ 2,0–43,5%, trong khi các chẩn đoán trầm cảm ở mức nhẹ đã ghi nhận tỷ lệ trầm cảm cao tới 49,0%.
Một loạt các tỷ lệ hiện mắc được báo cáo có thể do sự khác biệt trong các công cụ đánh giá, sự khác biệt về loại bệnh nhân được phỏng vấn, các nhóm tuổi khác nhau, tỷ lệ giới tính khác nhau, tình trạng bệnh nhân nội trú và các yếu tố khác.
Một nghiên cứu của Linden và cộng sự , và tổng quan tài liệu toàn diện của Ng và cộng sự cho thấy chi tiết về tỷ lệ trầm cảm ở hơn 9.000 bệnh nhân ung thư, mỗi người ở nhiều bối cảnh và độ tuổi khác nhau, tính toán tỷ lệ hiện mắc là 10,8% và 12,9%, tương ứng.
Ngoài ra, có thêm 16% bệnh nhân được báo cáo là bị trầm cảm cận lâm sàng nhưng vẫn có tổn thương nhất định.
Vị trí của ung thư cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ trầm cảm, trong đó ung thư tuyến tụy và ung thư phổi có tỉ lệ cao nhất, ung thư da xâm lấn có tỉ lệ thấp nhất.
Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ hiện mắc; bằng chứng cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh ung thư có tỉ lệ mắc trầm cảm thấp hơn, trong khi đó, đối với một số bệnh ung thư ở người lớn, tuổi tác tỉ lệ nghịch với tỉ lệ mắc trầm cảm (Tuổi càng cao tỉ lệ trầm cảm càng thấp).
Giới tính cũng là một yếu tố quan trọng:
Trong một số loại ung thư, tỉ lệ bệnh trầm cảm ở phụ nữ cao hơn nam giới từ hai đến ba lần.
Mức độ căng thẳng tâm lý và trầm cảm cũng thay đổi theo tiến trình của bệnh và cao nhất vào khoảng thời gian được chẩn đoán.
Di căn và đau do ung thư cũng có liên quan đến mức độ trầm cảm cao hơn.
Những bệnh nhân có mức độ đau cao có tỉ lệ mắc trầm cảm cao hơn đáng kể so với những người có mức độ đau thấp; một nghiên cứu đã quan sát thấy rằng trầm cảm xảy ra ở 33% những người có mức độ đau cao, so với 13% ở những người có mức độ đau thấp.
Điều đó đã cho thấy cơn đau có thể là một yếu tố gây ra trầm cảm.
Trầm Cảm Sau Khi Kết Thúc Điều Trị Ung Thư
Trầm cảm có thể diễn ra trước, sau khi chẩn đoán, trong quá trình điều trị và thậm chí cả sau khi đã kết thúc điều trị ung thư.
Đối với một số người, trầm cảm vẫn tiếp tục (hoặc bắt đầu) sau khi điều trị ung thư kết thúc.
Mặc dù căn bệnh được kiểm soát nhưng họ vẫn lo sợ rằng ung thư sẽ tái phát.
Nỗi sợ hãi quá lớn khiến họ không thể ăn hoặc ngủ tốt và có thể bỏ lỡ các cuộc hẹn tái khám với bác sĩ.
Đối với những người khác, những cảm giác đó không quá mãnh liệt.
Nhưng có thể một số ngày có ý nghĩa quan trọng sẽ mang lại cảm giác tồi tệ (như sinh nhật hoặc ngày ung thư được chẩn đoán).
Trong những khoảng thời gian đó, nên tập trung vào những gì có thể kiểm soát.
Giữ cuộc hẹn với bác sĩ và thực hiện theo bất kỳ thay đổi lối sống nào mà họ khuyến nghị để giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Ung thư có thể là một căn bệnh đáng sợ, nhưng nỗi đáng sợ lớn nhất của bệnh nhân là không vượt qua được chính bản thân mình.
Động lực lớn nhất để người bệnh vượt qua căn bệnh hiểm ác tới từ chính tinh thần mạnh mẽ của họ.
Rối loạn trầm cảm có thể thường trực bất cứ lúc nào mà bệnh nhân ung thư không hề hay biết.
Điều này đòi hỏi những nỗ lực trong nhận thức của người thân cũng như sự chăm sóc sức khỏe toàn diện của bác sĩ điều trị.
CẢI THIỆN TÂM LÝ CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ
Nhận chẩn đoán ung thư, quá trình điều trị kéo dài cùng với những đau đớn về thể chất, sự xáo trộn trong sinh hoạt và các mối quan hệ xã hội có thể gây tổn thương tinh thần cho người bệnh ung thư và người thân của họ ở nhiều mức độ khác nhau.
Khi có những bất ổn tâm lý, người bệnh ung thư và người thân thường có xu hướng chịu đựng và tự xử lý mà ít khi tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia y tế.
Những bất ổn tâm lý này nếu không được xử lý đúng và phù hợp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hiểu đúng về bệnh ung thư
Một số câu hỏi mà người bệnh thường đặt ra khi họ nhận được chẩn đoán ung thư như:
“Liệu có thể có nhầm lẫn trong chẩn đoán không?”,“Bệnh của mình liệu có thể chữa khỏi?”, “Mình còn sống được bao lâu ?”, …vv.
Trạng thái hoang mang, lo lắng cùng với những định kiến sai lầm về ung thư có thể khiến nhiều người bệnh và/hoặc người thân từ bỏ điều trị tại bệnh viện và tìm đến các phương pháp điều trị không chính thống.
Điều này có thể dẫn đến người bệnh bị mất đi cơ hội tốt nhất để được điều trị đúng và kịp thời, rồi quay lại bệnh viện khi bệnh đã trở nên trầm trọng và/hoặc cơ thể đã suy yếu không còn khả năng điều trị đặc hiệu, “tiền mất, tật mang” một cách đáng tiếc.
Điều tốt nhất nên làm lúc này là đến cơ sở chuyên khoa điều trị ung thư, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia y tế để có thể nhận được những thông tin về bệnh của mình một cách đầy đủ và đáng tin cậy nhất.
Một số câu hỏi quan trọng nên chuẩn bị khi trao đổi với bác sỹ:
Tôi có bị ung thư hay không?
Tôi bị bệnh ung thư gì?
Bệnh của tôi ở giai đoạn nào?
Tiên lượng bệnh của tôi ra sao?
Bệnh của tôi có những phương pháp điều trị như thế nào?
Lợi ích và rủi ro của việc điều trị?
Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt trong và sau điều trị ra sao?
Kinh phí điều trị như thế nào?
Tôi nên làm gì để cảm thấy tốt hơn?
Những thông tin bác sỹ đưa ra ban đầu đôi khi chỉ mang tính tương đối vì các vấn đề như:
Đáp ứng điều trị, tiên lượng bệnh, phản ứng không mong muốn, vv…
Phụ thuộc vào từng người bệnh cụ thể và có thể thay đổi trong quá trình điều trị.
Quyết định điều trị cuối cùng hoàn toàn thuộc về bạn sau khi đã nhận được thông tin đầy đủ và chính xác từ bác sỹ.
Có được kiến thức đúng là chìa khóa để mở ra những lựa chọn đúng.
Thấu hiểu bản thân
Việc mắc ung thư đồng nghĩa với việc sức khỏe về thể chất bị ảnh hưởng, sức khỏe tinh thần bị tổn thương và các mối quan quan hệ xã hội ít nhiều bị xáo trộn.
Dù là nam hay nữ, cao tuổi hay ít tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội là gì thì việc trở thành người bệnh ung thư thường sẽ là một cú sốc lớn với bạn và người thân, một bước ngoặt có thể khiến nhiều thứ trong cuộc đời thay đổi.
Với hầu hết người bệnh, sự thay đổi này thường mang tính chất tiêu cực và thường rất khó chấp nhận, nhất là trong thời gian đầu sau khi nhận chẩn đoán.
Có một sự thật là sự lo lắng, thất vọng hay đau khổ là một trong những trạng thái tâm lý bình thường mà một người khi nhận chẩn đoán ung thư sẽ trải qua, và đó là những cảnh báo tâm lý quan trọng để biết rằng tinh thần, thể chất của mình đang bị tổn thương và cần được chữa lành.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cần tôn trọng cách cơ thể xử lý tổn thương, việc cố gắng tự trấn an một cách gượng ép rằng “mình không sao đâu”, “chuyện này rồi sẽ qua nhanh thôi”…
=>Có thể khiến não bộ bỏ qua một giai đoạn trung gian quan trọng trong quá trình nhận biết và chữa lành thương tổn, khiến những rối loạn về tâm lý có thể trở nên trầm trọng theo thời gian.
Trong tâm lý học, trạng thái “tích cực” này còn được gọi là “tích cực độc hại” (toxic positivity)- là tình trạng một người quá tập trung theo đuổi những suy nghĩ tích cực dẫn đến sự không chấp nhận, đánh giá thấp, xem thường những cảm xúc thật của con người.
Nếu thấy đang trải qua những cảm xúc cho rằng “không được tích cực” thì thay vì né tránh, nên thấu hiểu và chấp nhận như một điều tự nhiên và không thể tránh khỏi.
Chấp nhận không có nghĩa là sẽ sống mãi với những cảm xúc tiêu cực ấy, mà thấu hiều và chấp nhận là bước đệm cho hành trình “lạc quan giữa bi kịch” (trajic optimism):
Sẵn sàng tìm kiếm ý nghĩa tích cực từ những điều tiêu cực.
Nhận sự trợ giúp của người thân
Mắc ung thư có thể khiến người bệnh mất tự tin (do ngoại hình không còn như xưa, cảm giác mình là gánh nặng cho gia đình, vv..).
Có xu hướng thu mình lại và chịu đựng trong im lặng.
Có thể dẫn đến những bất ổn tâm lý vốn có trở nên trầm trọng hơn.
Thay vì sống trong thế giới mà chỉ có bạn và ung thư, hãy chia sẻ cảm xúc với những người thực sự tin tưởng.
Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn hơn khi xung quanh có những người thật sự yêu thương, quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ.
Với người thân, việc động viên người khác đúng cách không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Mặc dù đều xuất phát từ sự quan tâm, lo lắng nhưng những lời động viên quá chung chung, thiếu tinh tế hoặc không phù hợp, có thể vô tình làm người bệnh cảm thấy bị “áp lực” và tổn thương nhiều hơn.
Thay vì nói:... | Nên nói:... |
“Đừng nghĩ về nó nữa, hãy vui vẻ lên” | “Hãy kể về tâm trạng lúc này của bạn đi, tôi đang lắng nghe đây” |
“ Cố gắng ăn nhiều vào mới mau khỏe được” | “Tôi có thể làm gì để bạn thấy dễ chịu hơn?” |
“Có chị A bị ung thư nhưng mạnh mẽ và lạc quan lắm” ..... |
“Mỗi người có một thế giới nội tâm và hoàn cảnh sống khác nhau, và đó là điều rất bình thường”. .... |
Lên kế hoạch và ưu tiên vấn đề quan trọng
Liệt kê những việc quan trọng trong đời, những mục tiêu muốn thực hiện trước khi bắt đầu điều trị.
Chia sẻ những mục tiêu này với bác sỹ điều trị- người mà hơn ai hết sẽ cho biết kế hoạch điều trị, phác đồ điều trị cũng như tình trạng sức khỏe trong thời gian tới.
Mục đích cuối cùng là nhằm đảm bảo việc điều trị ung thư được thực hiện một cách tối ưu nhất, đồng thời những mục tiêu quan trọng trong cuộc sống không những không bị bỏ lỡ mà còn được thực hiện trong trạng thái sức khỏe tốt nhất có thể.
Lên kế hoạch cụ thể cho từng ngày, dành thời gian cho việc ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, uống đủ nước, vận động thường xuyên và giải trí phù hợp tùy theo tình trạng sức khỏe.
Việc lên kế hoạch chi tiết không những là cơ sở để có sức khỏe thể chất dẻo dai mà còn giúp những suy nghĩ tiêu cực “không có thời gian” làm phiền.
Nên nhờ tư vấn của bác sỹ điều trị để có chế độ sinh hoạt phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe.
Tham gia các nhóm hỗ trợ
Tham gia một nhóm hỗ trợ người bệnh ung thư trong bệnh viện hoặc ngoài cộng đồng có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
Việc giao lưu và đồng hành cùng với những người bệnh ung thư khác trong cộng đồng–những người đã và đang có trải nghiệm về ung thư giống như bạn có thể sẽ mang lại cho bạn những kinh nghiệm tích cực về cách điều chỉnh bản thân để ứng phó tốt hơn với bệnh tật, cách vượt khó khăn khi cần đưa ra quyết định điều trị, các vấn đề phát sinh khác về gia đình, công việc, …
Tìm hiểu kỹ về các nhóm hỗ trợ trước khi quyết định tham gia để có lựa chọn phù hợp với bản thân và tránh tham gia vào những nhóm tuyên tuyền thông tin sai lệch hoặc lợi dụng để bán hàng chuộc lợi.
Viết nhật ký
Nếu trước đây chưa có thói quen viết nhật ký thì đây là lúc có thể thực hiện điều này.
Viết nhật ký là khoảng thời tuyệt vời được yên tĩnh để “trò chuyện” với chính mình mà không bị ai làm phiền.
Việc ghi lại những cảm nhận của bản thân trong một ngày, một tuần và theo dõi xem số trang viết về cảm xúc tiêu cực và tích cực thay đổi như thế nào theo thời gian có thể mang lại nhiều trải nghiệm thú vị trong hành trình điều trị của mình.
Tìm đến chuyên gia tâm lý
Những rối loạn về tâm lý sẵn có của một người thường có xu hướng trầm trọng hơn khi mắc ung thư.
Khi bạn hoặc người thân gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe tâm thần như: rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện hoặc thậm chí là có ý định tự sát, …thì nên được điều trị bởi bác sỹ chuyên khoa tâm lý/tâm thần, những người có khả năng đánh giá và điều trị các bất ổn tâm lý từ vừa đến nặng bằng các liệu pháp tâm lý và thuốc phù hợp.
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Danh mục:
Thuốc điều trị
Từ khóa:
Trầm cảm và bệnh ung thư
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.